Những điều trong lịch sử có thể bạn chưa biết
Những điều trong lịch sử có thể bạn chưa biết, 4156, Võ Thiện By, Giàu Nhanh
, 29/12/2015 18:52:21Phụ nữ thời Tống 14 tuổi mà chưa kết hôn sẽ phải chịu phạt, “ghen tuông” bắt nguồn từ triều đại nhà Đường, Diêm Vương hóa ra không phải là một người v.v.. những điều này có từ lịch sử mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng khám phá nguồn gốc của những câu chuyện này.
1. Phụ nữ thời Tống 14 tuổi mà chưa kết hôn sẽ phải chịu phạt
Thời Tống, con trai 15 tuổi phải cưới vợ, con gái 13 tuổi phải kết hôn; Minh Thái Tổ quy định nam 16 tuổi chưa kết hôn, nữ 14 tuổi chưa gả cho ai, khi đến tuổi quy định mà không kết hôn, nhất định phải bị phạt tiền.
Vào thời nhà Hán, khi hoàng đế Lí Huệ trị vì, nhà nào có con gái trên 15 tuổi chưa lập gia đình sẽ bị phạt 600 quan tiền; còn trong triều đại nhà Đường, con trai trên 20 tuổi chưa kết hôn, con gái tuổi từ 15 trở lên mà không kết hôn cũng sẽ bị xử phạt.
2. Trung Quan thôn vốn là nhà dưỡng lão cho thái giám
Một vài thập kỷ trước đây, Trung Quan thôn vốn là một nghĩa địa hoang vu, chủ yếu là mộ thái giám. Thời nhà Minh và Thanh, thái giám được gọi là “Trung Quan”, do đó, đây được gọi là “Trung Quan mộ.”
Thái giám được lập đền và dưỡng lão trong trang viên này. Ngoài ra vì các thái giám được gọi là “Trung Quan”; sau này, nơi đây được chọn để xây viện khoa học quốc gia. Vì thấy hai chữ “Trung Quan” không tốt nên đã được đổi thành “thôn Trung Quan”.
3. Khổng Tử là nhà tiên phong về sách
“Luận ngữ” là tập sách đầu tiên của Khổng Tử:
1) Mỗi bài trong Luận ngữ đều không quá 140 từ;
2) Lời lẽ ngắn gọn, mà sâu sắc, hàm nghĩa thâm sâu;
3) Bị phân thành nhiều mảng, đa phần là viết về tâm tình của Khổng Tử, và những giao lưu về triết lý.
4) Tính tương tác cao, ông thường cùng Tử Công, Yên Hồi, Tử Lộ,… tiến hành hỏi đáp lẫn nhau;
5) Khổng Tử có hơn 3.000 đệ tử, trong đó có 72 người có danh tiếng lớn.
4. “Ghen tuông” bắt nguồn từ triều đại nhà Đường
Trong 22 năm làm tể tướng, Phòng Huyền Linh là một người sáng lập quan trọng của triều đại nhà Đường. Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) đã lập bảng công thần, ban cho Phòng tể tướng hai mỹ nữ vô cùng xinh đẹp. Tuy nhiên phu nhân của tể tướng là Lư Thị lại vô cùng phiền não, không muốn cho hai mỹ nữ kia bước vào nhà.
Lý Thế Dân bèn sai người mang đến cho Phòng phu nhân một chén giấm, giả làm chén thuốc độc rồi hạ chỉ rằng: Môt là phải nhận mỹ nữ, hai là uống rượu độc. Lúc đó, Phòng phu nhân đã không ngần ngại chọn uống độc rượu, nhưng thực ra đó chỉ là một chén giấm. Thái Tông không còn cách nào khác đành thu hồi hai người đẹp về. Từ “ghen tuông” bắt nguồn từ điển tích này. Trong tiếng Hán, “ghen tuông” là “cật thố”, theo nghĩa gốc là “uống giấm”.
Cũng từ đó, người ta còn dùng từ “giấm chua” để nói về những người vợ ghen. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đoạn nói về nàng Kiều ở với Thúc Sinh, khi biết chàng có vợ đã lo lắng cho thân phận mình mà tha thiết nói:
“Như chàng có vững tay co,
Mười phần cũng đắp điếm cho một vài.
Thế trong dầu lớn hơn ngoài,
Trước hàm sư tử gửi người đằng la.
Cúi đầu luồn xuống mái nhà,
Giấm chua lại tội bằng ba lửa hồng”
5. Diêm Vương hóa ra không phải là một người
Chúng ta thường cho rằng Diêm Vương là một người, nhưng thực ra lại là 10 người. Thập Điện Diêm La là 10 Diêm Vương cai quản địa ngục được nhắc đến trong sách Phật. Việc này đã được đề cập đến vào cuối thời kỳ nhà Đường.
Các Diêm Vương bao gồm: Tần Quảng Vương, Sở Giang Vương, Tống Đế Vương, Ngũ Quan Vương, Diêm La Vương, Hạ Thành Vương, Tần Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Luân Hồi Vương. 10 Diêm Vương thuộc 10 điện khác nhau, cho nên gọi là Thập Điện Diêm Vương.
Theo tín ngưỡng Phật giáo Á Đông, trong đó có Việt Nam, Thập Điện Diêm Vương là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.
6. “Hậu” vốn dĩ là danh hiệu của Hoàng đế
Từ “Hậu” khiến chúng ta liên tưởng đến hoàng hậu, thái hậu,… Nhưng vào thời thượng cổ học tinh hoa, Hậu là để biểu thị nam giới, hóa thân của quyền lực, tượng trưng cho Hoàng đế, Thiên tử. Danh xưng Hậu vẫn được lưu truyền cho đến thời nhà Chu. Năm đó, vợ của Thiên tử gọi là Phi, còn Hậu được gọi là Hoàng đế và được dùng trong cung đình hơn 360 năm.
Đến thời Chu, Phi mới đổi thành Hậu. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước, Thiên tử gọi là Hoàng đế, vợ chính của Thiên tử được gọi là Hoàng hậu .
7. Lai lịch của “Hoàng Hoa Khuê Nữ”
Trong thời cổ đại, khi một người phụ nữ chưa lập gia đình trang điểm, thường thích dùng phấn vàng đánh trên trán hoặc một vùng mặt để tạo nên các đường hoa văn; cũng có lúc dùng giấy màu vàng cắt thành các hoa văn và dán lên mặt. “Hoàng hoa” (Hoa vàng) còn chỉ hoa cúc. Vì hoa cúc có thể sống trong giá lạnh, nên từ “hoa vàng” được dùng để biểu thị khí tiết.
Vì vậy, ở phía trước từ “khuê nữ” thường thêm hai chữ “hoàng hoa”, từ đó, ám chỉ người phụ nữ chưa kết hôn, và có thể bảo trì sự thanh khiết.
8. Thời Tống: Thuê phòng ở Khai Phong chỉ có 106 đồng
Lầu Điện Vụ, sau được đổi thành “Điếm Trạch Vụ”, chịu trách nhiệm về quản lý và bảo trì bất động sản nhà nước và bất động sản cho người dân thuê. Bạn có thấy rất quen không? Nó tương đương với việc cho thuê nhà giá thấp hiện nay. Vào thời điểm đó, Khai Phong có tổng cộng 1.192 nhà ở công, mỗi nhà với 170 Văn mỗi tháng (khoảng 360.000 VND ngày nay).
Như vậy, ở đất kinh kì, ngay dưới chân Thiên tử, những người bình thường vẫn có đủ khả năng để thuê phòng ở. Đây là một chế độ nhà ở đảm bảo, mọi người hoàn toàn có đủ khả năng để thuê.
9. Trung Quốc cổ đại có 4 tên gọi: Thần Châu, Cửu Châu, Hoa Hạ, Trung Nguyên
1) Thần Châu: Các nhà hiền triết cổ đại lấy Thần Châu là trần cực, dưới là địa tâm, thường được gọi là “Thần Châu đại địa”.
2) Hoa Hạ: Ban đầu bao gồm khu vực Trung Nguyên, sau bao gồm toàn bộ lãnh thổ.
3) Cửu Châu: Người Trung Quốc cổ đại phân chia như sau: Kí, Duyên, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Lương, Ung, và Dự Châu.
4) Trung Nguyên: Nơi sản sinh của nền văn minh Trung Hoa, trong thời cổ đại được dân tộc Hoa Hạ coi là trung tâm của thiên hạ.
Những điều trong lịch sử có thể bạn chưa biết - Làm giàu không khó, làm giàu nhanh | Cổ học tinh hoa