Làm giàu từ chăn nuôi gà
Làm giàu từ chăn nuôi gà, 4152, Võ Thiện By, Giàu Nhanh
, 24/06/2017 15:05:06Mô hình nuôi gà thả vườn thường mang đến gà với chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của người sử dụng. Tuy nhiên, để có thể thành công với hình thức chăn nuôi này, bạn cần chú ý đến một vài yếu tố dưới đây.
Làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn
1/ Quan tâm đến điều kiện nuôi
Với mô hình gà thả vườn, trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần phải chuẩn bị một số điều kiện vật chất như chuồng nuôi, thức ăn, thuốc cần thiết….
Về điều kiện chuồng nuôi: Bạn nên thiết kế sao cho đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Nền chuồng phải cao, có khả năng thoát nước khi làm vệ sinh. Sau đó, bạn nên rải trấy, rơm vào nền chuồng để gà được giữ ấm.
Khi xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn, chuồng cần phải xây ở chỗ cao, theo hướng Đông hoặc Đông Nam là tốt nhất bởi đây sẽ là nơi tránh mưa nắng và ngủ đêm cho gà. Chuồng nên có mật độ ít nhất 1 con/m2.
Về điều kiện chăn thả: Bạn có thể thả gà trong vườn rộng. Nếu vườn còn trồng trọt một số loại cây trồng, bạn nên quây riêng khu vực nuôi để đảm bảo gà không phá hoại rau màu.
Máng ăn, máng uống: Với mô hình gà thả vườn, máng ăn và máng uống có thể được đặt ở góc vườn. Ngoài ra, bạn cũng nên thiết kế thêm máng ăn treo ở chuồng, giúp cung cấp thức ăn cho gà trong những ngày điều kiện thời tiết xấu.
2/ Chọn giống gà
Mô hình gà thả vườn không kén chọn giống kỹ như mô hình nuôi công nghiệp. Nếu có ý định nuôi gà thịt, bạn hãy lựa chọn các giống gà như Tam Hoàng, gà Tàu vàng, gà Đông Cảo, gà Nòi, gà Lương Phượng.
Với một số gia đình muốn nuôi gà lấy trứng thì lựa chọn hàng đầu sẽ là gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri….
Khi chọn mua gà con, bạn nên chọn gà với kích thước càng đồng đều càng tốt. Đó phải là những con nhanh nhẹn, mắt sàng, chân to. Ngược lại, gà con khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân,… đều là những lựa chọn không tốt.
3/Chăm sóc nuôi dưỡng
Khi chọn gà để nuôi theo mô hình gà thả vườn, bạn nên bắt gà vào những thời điểm như sáng sớm hoặc chiều mát. Tùy vào gà lớn hay bé mà các bạn có cách chăm sóc sao cho phù hợp.
Với gà còn quá nhỏ, bạn không nên thả vườn ngay, thay vào đó hãy cho gà vào chuồng úm, ăn tấm nấu hoặc tấm bắp nhuyễn cũng như cho gà uống thêm nước pha Electrotyle hoặc Vitamine C. Sau đó, khi gà lớn hơn, bạn có thể thả gà để gà tự tìm kiếm thức ăn.
4/Thức ăn cho gà
Đối với mô hình gà thả vườn, bạn chỉ cần cho gà ăn thêm rau xanh bởi vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng, chúng sẽ tự mình tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể. Điều đặc biệt là bạn cần cho gà uống nước sạch và cung cấp đầy đủ nước.
5/Vệ sinh phòng bệnh
Để gà khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh tình trạng ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp cho gà nguồn thức ăn tốt, nước sạch. Nếu gà có dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần cho gà uống thuốc để tránh lây lan.
Trên đây là một số lưu ý cơ bản khi bạn sử dụng mô hình nuôi gà thả vườn. Về cơ bản, mô hình này phù hợp nhất nếu bạn chăn nuôi gà thịt bởi chất lượng thịt thường cao, thịt chắc và ngon. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nuôi gà đẻ theo ý muốn của mình.
Muốn nuôi gà được thành công lâu dài, ít phát sinh những khó khăn, đòi hỏi người chăn nuôi phải chuẩn bị một số kiến thức cơ bản về chăn nuôi gà, nhất là khi nuôi thâm canh. Một số khâu kỹ thuật quan trọng sau mà bạn nên tham khảo
Kỹ thuật quan trọng khi chăn nuôi gà cần tìm hiểu
Kỹ thuật dựng chuồng trại: nên tìm hiểu và tận mắt nhìn thấy một số trang trại nuôi gà để có thể thiết kế một trại và phương thức nuôi phù hợp với thực tế của riêng mình.
Kỹ thuật về thực ăn và dinh dưỡng của gà: phải biết nhu cầu về thức ăn và các chất cần thiết cho gà trong từng giai đoạn để chọn lựa hoặc pha trộn được loại thức ăn phù hợp.
Kỹ thuật phòng trị bệnh gà: nên tìm hiểu và kham khảo một số quy trình chủng ngừa, sát trùng chuồng trại, sử dụng thuốc phòng trị bệnh,.. để áp dụng cho trại mình.
Kỹ thuật úm gà con: là công việc quan trọng, có ảnh hưởng nhiều sức sống và năng suất của đàn gà sau nầy. Vì vậy ta phải đầu tư nhiều thời gian cho việc tìm hiểu về giai đoạn này.
Kỹ thuật về môi trường tổng thể: cần tìm hiểu mối liên quan giữa trại gà của mình và môi trường xung quanh để có sự phân lập rõ ràng, nhằm hạn chế đàn gà gây ô nhiễm xung quanh và môi trường xung quanh cũng không ảnh hưởng xấu đến đàn gà.
Kỹ thuật về an toàn sinh học trong chăn nuôi: bao gồm việc thiết kế chuồng trại và những vấn đề có liên quan đến việc chăn sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn gà. Không nuôi gà chung với các loại gia súc khác trong cùng một trang trại.
Những kỹ thuật cơ bản trên kết hợp với những kinh nghiệm có được trong quá trình nuôi gà sẽ giúp người chăn nuôi ngày càng vững vàng hơn.
Như vậy, có thể nói những bước chuẩn bị ban đầu về mặt kỹ thuật sẽ có vai trò quyết định mức độ thành công và hiệu quả của công việc nuôi gà trong thời gian dài
Làm giàu từ chăn nuôi gà là mô hình chăn nuôi đem đến lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, khi chăn nuôi gà gà thường mắc bệnh vì thế bạn cần chăm sóc kỹ để tránh gà mắc bệnh. Để giúp các bạn phát hiện bệnh ở gà sớm và tránh lây lan, Giàu Nhanh xin chia sẻ các bạn một số bệnh thường gặp ở gà và cách điều trị cũng như phòng bệnh.
Một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn
1/Bệnh cầu trùng
Bệnh gây ra do một số loài cầu trùng, trùng đó có 2 loài: Eimeria tenella gây bệnh cho gà con từ 1 -7 tuần tuổi và Eimeria maxima chủ yếu gây bệnh cho gà từ 8-12 tuần tuổi. Các loài cầu trùng này ký sinh ở ruột và manh tràng của gà, gây ra các tổn thương ở niêm mạc ruột và viêm ruột nhiễm khuẩn do các tạp khuẩn có: sãn trong 'ruột của gà (vi khuẩn E.con, vi khuẩn Salmonella spp.).
Gà bệnh thể hiện: ủ rũ, kém ăn, uống nước nhiều; tiếp theo là ỉa chảy, lầy nhầy vì có iêm mạc ruột bị tróc ra. Sau vài ngày, bệnh của gà sẽ tiến triển nặng lên. Gà ỉa nhiều lần trong ngày và phân có máu tươi hoặc phân có mầu Sô-cô-la. Gà bị chết sau 3-5 ngày với tỷ lệ ca 40 - 60% số gà bị bệnh, nếu như không được điều trị kịp thời. Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh cầu trùng, nhưng hoá dược có hiệu lực cao, sử dụng đơn giản được dùng nhiều ở nước ta là: Esb3 (Là hoá dược có kết tinh như đường kính, tan đễ dàng trứng nước) sử dụng như sau:
Điều trị cho gà đang bị bệnh : Pha 02 gam thuốc với 01 lít nước, cho toàn đàn gà, uống liên tục từ 3 - 4 ngày. Thuốc có hiệu lực điều trị gà khỏi bệnh 70 - 90%.
Phòng bệnh: Pha 01 gam thuốc với 01 lít nước, cho gà uống 2-3 ngày/tuần, dùng liền 2-3 tuần. Cùng với dùng thuốc cần thực hiện vệ sinh và tiêu độc chuồng trại để diệt mầm bệnh, phòng lây nhiễm sang gà khoẻ; đồng thời nuôi dưỡng gà với thức ăn có chất lượng đảm bảo, đặc biệt là cung cấp đủ các vitamin A, D, E, C~ Bi để tăng sức đề kháng của gà với bệnh.
2/Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD)
Bệnh này thường xảy ra với tỷ lệ cao từ 30 40% đàn gà khi thời tiết thay đổi và độ ẩm trong không khí cao. Gà bệnh bị chết từ 15-20%. Điều quan trọng là gà bị viêm đường hô hấp mãn tính kéo đài, gầy yếu, giảm tăng trọng, giảm tỷ lệ đẻ trứng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế.
Tác nhân gây bệnh: là Mycoplasma gallisepticum. Trong các cơ sở chăn nuôi gà bị Ô nhiễm, mầm bệnh từ gà bệnh sẽ ra ngoài theo hơi thở, nước mũi, nước rãi của gà, rồi lây qua gà khoẻ chủ yếu theo đường hô hấp khi gà khoẻ hít thở không khí có mầm bệnh. Mycoplasma gallisepticum vào niêm mạc mũi, niêm mạc phế quản và vào thổi gây rạ hội chứng viêm đường hô hấp keo dài.
Gà bệnh thể hiện: Lúc đầu ăn kém, ủ rũ, sau đó chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Khi bệnh tiến triển nặng, gà phải nghển cổ mỗi khi thở. Gà gầy rạc sẽ chết do không thở được và kiệt sức. Phần lớn gà bị bệnh có tỷ lệ chết không cao, nhưng gây tổn thất nhiều về kinh tế. Đặc biệt gà đã nhiễm bệnh không đủ tiêu chuẩn làm giống, phải xử lý.
Điều trị bệnh: bằng 1 trong 2 loạt kháng sinh sau đây:
Tylosin: Dạng bột 98%, dùng như sau: 01 g pha 2 lít nước (đã đur sôi để nguội), cho gà uống liên tục 3-5 ngày. Tylosin còn dùng pha dung dịch tiêm cho gà theo liều 20 - 25 mg/kg thể trọng gà, dùng liên tục 3-5 ngày.
Tiamulin: Dạng bột, dùng theo liều 1 - 1 ,5g/pha với 1 lít nước (đã đun sôi để nguội) cho gà uống liên tục 3-5 ngày. Người ta cũng có thể trộn thức ăn cho gà: Cứ 20 g thuốc trộn với 100 kg thức ăn. Tiamulir cũng dùng tiêm cho gà bệnh dạng tiêm đã được pha sãn theo tỷ lệ 10% (đóng 10 ml/1ọ). Pha 0,1 mlvới O,4ml nước cất, tiêm cho gà liên tục 3 - 4 ngày.
Phòng bệnh: chủ yếu thực hiện chuồng nuôi kín ấm mùa đông, thoáng:mát mùa hè và bãi chăn thả sạch sẽ, có định kỳ tiêu độc (nước vôi trong 1 0%) . Trong điều kiện có thể được cần tiêm vacxin phòng bệnh cho gà. Vacxin có bán tại các cửa hàng thuốc thú y của các Chi cục Thi y các tỉnh.
3/Bệnh đậu gà
Khi thời tiết nóng ẩm, bệnh đậu (gà thường xảy ra, lây lan trong đàn với tỷ lệ cao 30-35%. Bệnh gây ra do virut đậu gà, bệnh thấy nhiều ở gà lứa tuổi 1 - 3 tháng. Bệnh lây nhiễm do tiếp xúc, virut từ gà bệnh thải ra môi trường, lây nhiễm sang gà khoẻ qua hít thở không khí có mầm bệnh.
Gà bệnh thể hiện: Đứng ủ rũ, kém ăn có những nốt đậu nhỏ bằng hạt thóc, hạt đỗ xanh, thậm chí bằng hạt ngô mầu đỏ mọc lên ở má, gần mũi, gần mắt, mào gà và ít hơn ở trên da đùi, da gốc cánh của gà. Những nốt đậu phát triển to dần, mọng nước mầu trắng vàng, rồi vỡ ra, tạo ra cá vảy màu nâu, bong ra. Nốt đậu cũng thường mọc trong niêm mạc mũi, trong miệng gà và trong kết mạc mắt khi vỡ ra, làm cho gà bị chết.
Điều trị: bệnh chủ yếu dùng các thuốc sát trùng như: len - Methyler (5 phần phần nghìn), cồn lốt bôi lên mụn đậu hàng ngày; nhỏ dung dịch Chloramphenicol - 4 phần nghìn lên mụn đậu, vào mắt và miệng, mũi các gà (nếu như có mụn đậu) để diệt cá (tạp khuẩn gây viêm nhiễm thứ phát.
Biện pháp phòng bệnh: Sử dụng vacxin phòng đậu gà cho toàn đàn gà từ vài tuần tuổi đến 4 tháng tuổi; thực hiện vệ sinh chuồng trại và nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn gà.
4/Bệnh bạch lỵ
Triệu chứng: Gà con bỏ ăn, ủ rũ, lông xơ xác, nằm chết chất đống trong chuồng, tỷ lệ mắc bệnh cao tới 40%. Triệu chứng điển hình là ỉa phân trắng. Phân dính vào lông quanh hậu môn. Gà con mắc bệnh còi cọc, chậm lớn và thường bị què do viêm khớp. Trứng bị nhiễm Salmonella có tỷ lệ ấp nở thấp. (Salmonella là vi khuẩn gây ra bệnh bạch lỵ)
Bệnh tích: Gan và lách sưng to có điểm hoại tử, rốn bị sưng, túi lòng đỏ chưa tiêu. Tim, phổi có những nốt sần màu xám. Kết tràng, mang tràng chứa dịch nhầy quánh như bã đậu. Gà lớn mang trùng thì buồng trứng biến dạng méo mó, viêm bao tim, viêm màng bụng, viêm khớp.
Cách phòng trị: Gà giống hay trứng phải được nhập từ trại gà không có bệnh. Tiêu độc máy ấp vào trứng trước khi đem ấp.
Dùng thuốc phòng bệnh ngay sau khi gà mới nở. Có thể sử dựng một trong số các loại thuốc sau: Chlortetra-C 5g/3kg thức ăn, Ampi-septol 4g/2kg thức ăn, Gentacostrim 1g/2lít nước uống.
Tham khảo những cách chăn nuôi hiệu quả ở đâu?
Tham khảo những cách chăn nuôi hiệu quả tại MuaBanNhanh.com. Hãy xem ngay: Thức ăn chăn nuôi giá rẻ
Xem thêm
Làm giàu từ chăn nuôi bò
Làm giàu từ chăn nuôi lợn
Làm giàu từ chăn nuôi gà đá
Làm giàu từ chăn nuôi thỏ
Làm giàu từ chăn nuôi gà - Làm giàu không khó, làm giàu nhanh | Làm giàu