Chọn lựa niềm vui
Chọn lựa niềm vui, 914, Võ Thiện By, Giàu Nhanh
, 17/04/2015 17:21:13"Chính chúng ta tạo nên cái chuồng kính cho mình và nghĩ rằng nó thật sự tồn tại. Thật ra, đó chỉ là cái chúng ta tin. Và con người bám riết lấy niềm tin của họ như thế nào? Hãy thử nói chuyện tôn giáo và chính trị ở một bữa tối xem!"
Khi con người biện hộ cho hạn chế của mình, họ nói: “Tôi không thể thực hiện X vì…” Lời biện hộ thông thường là: “Bản chất của tôi là vậy đó.” Thường thì sự thật là: “Tôi nghĩ bản chất tôi là vậy đó.” Chúng ta có thể học về niềm tin của mình bằng cách nghiên cứu loài cá. (Thí nghiệm sau được thực hiện tại Viện Hải Dương Học Woods Hole).
Hãy tìm mua một bể cá. Chia nó làm hai bằng một tấm kính, thế là bạn có loại cá “kép”. Bạn thả vào một bên một con cá nhồng – chúng ta sẽ gọi nó là Barry và bên kia một con cá đối (cá nhồng ăn cá đối). Ngay lập tức, con cá nhồng sẽ lao đến chộp con cá đối và… bum… tông vào tấm kính lúc đang há to họng. Nó quay đầu và lại trở lại để đớp lần nữa… bum!
Trong vòng vài tuần, Barry sẽ rất đau mũi. Cuối cùng, nó cho rằng săn cá đối đồng nghĩa với phải chịu đau và từ bỏ không săn nữa. Lúc đó bạn có thể lấy tấm kính ra và bạn hãy đoán xem! Suốt cuộc đời còn lại của mình, nó sẽ ở mãi bên phía của nó trong bể. Nó sẽ vui vẻ nhịn đói cho đến chết, trong khi con cá đối chỉ bơi cách đó vài cm. Nó biết giới hạn của nó và nó sẽ không bước ra khỏi giới hạn đó.
Câu chuyện của Barry có tội nghiệp không? Đó cũng chính là câu chuyện của con người. Chúng ta không tông vào tấm kính mà tông vào thầy giáo, vào cha mẹ và bạn bè, những người bảo chúng ta giỏi chỗ nào và có thể làm gì. Tệ nhất là chúng ta tông vào niềm tin của chính chúng ta. Niềm tin của chúng ta giới hạn lãnh thổ của ta, ta biện hộ cho nó và không bước ra khỏi nó.
Con cá nhồng Barry nói: “Tôi đã từng tấn công hết sức mình, vì thế bây giờ tôi chỉ bơi theo hình tròn.” Chúng ta nói: “Tôi đã cố gắng nhiều nhất cho việc học, hôn nhân, công việc của tôi trước đây…”
Chính chúng ta tạo nên cái chuồng kính cho mình và nghĩ rằng nó thật sự tồn tại. Thật ra, đó chỉ là cái chúng ta tin. Và con người bám riết lấy niềm tin của họ như thế nào? Hãy thử nói chuyện tôn giáo và chính trị ở một bữa tối xem!
Nhưng tôi biết tôi đúng!
Có buồn cười không? Ai trong chúng ta cũng biết về thế giới một cách khá khác nhau và ai cũng cho rằng điều mình tin là đúng.
Tại sao? Bởi vì tất cả chúng ta đều đúng! Fred tin rằng cuộc sống thật khó khăn và anh ta phải làm việc 70 giờ để kiếm sống. Anh ta đọc phần quảng cáo trong báo và thấy một quảng cáo việc làm tại vùng ngoại ô lân cận … “Giờ làm việc linh hoạt, nhiều cơ hội đi lại bằng xe công ty, lương hậu.” Fred nói: “Quá tốt để tin đó là sự thật – chắc là một cái bẫy đây!” Fred tìm tiếp và lại đọc thấy một quảng cáo khác, lần này là làm tài xế hai tiếng một ngày trong thành phố. “Tự lo xe, làm liên tục và lương thấp.” Fred nói: “Cái này nghe dễ tin hơn!”
Anh ta đến phỏng vấn, sếp nói: “Sản phẩm của chúng tôi làm người ta gớm, khách hàng ghét chúng tôi, còn ông chủ thì thật kinh khủng. Nếu anh muốn làm việc ở đây thì anh quả là người điên!” Còn Fred nói: “Khi nào tôi có thể bắt đầu?”
Fred đã chứng minh được lý thuyết của anh ta về cuộc đời là đúng, anh ta đau khổ và ít nhất anh ta vui vì được đau khổ.
“Sự việc sẽ diễn ra như bạn tin, và chính niềm tin đó khiến sự việc xảy ra như thế .”
Frank Lloyd Wright
Khi đang trưởng thành, thầy giáo, cha mẹ và bạn bè bảo chúng ta: “Bạn rất dở toán, bạn hát như vịt và không thể học vẽ được.” Họ nói: “Cuộc sống của bạn sẽ khốn khổ, bạn sẽ luôn rỗng túi, và đổ lỗi cho người khác… Đó là kịch bản của bạn, hãy sống với nó!” Chúng ta ra đời và làm đúng như vậy, giống như trong một vở kịch. Chúng ta tin điều đó dù nó có làm hỏng đời ta.
Hãy hỏi Fred rằng biết đâu anh ta không tin vào điều gì đó mà anh ta đã chấp nhận trong 40 năm qua, anh ta sẽ buồn bực: “Tôi đã khổ sở trong 40 năm với niềm tin này. Bạn muốn tôi từ bỏ nó bây giờ và thừa nhận là tôi đã tạo ra mớ hỗn độn này à?”
Hầu hết chúng ta thích được “đúng” hơn là hạnh phúc.
Chọn lựa niềm vui - Làm giàu không khó, làm giàu nhanh | Cẩm nang nghề nghiệp