Chiến thuật
Chiến thuật, 655, Võ Thiện By, Giàu Nhanh
, 11/03/2006 23:53:02Chiến thuật
Thứ Năm, 09/08/2012, 16:13 GMT+7Về chiến thuật chơi tennis, tùy vào đối thủ của bạn mà bạn có 1 số điều chỉnh riêng cho phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là trong đánh đơn. Tuy nhiên, vì tính phổ cập của phong trào tennis tại Việt Nam đa phần là đánh đôi; vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu bài viết 10 nhân tố quan trọng trong chiến thuật phối hợp đánh đôi nhằm giúp ích cho bạn đạt được kết quả khả quan trong việc đánh đôi.
Bạn có thể nhìn thấy điều này lặp đi lặp lại nhiều lần trên sân tennis: các cặp đánh đôi trông giống như hai tay vợt chơi riêng trong các trận đánh đơn của riêng họ. Họ không di chuyển ăn ý để bao sân cho nhau, mạnh ai nấy đánh. Những cú đánh bóng của họ thường vào các điểm gây khó khăn cho bạn chơi của mình. Dù đánh đôi là cuộc chơi phức tạp nhưng các nguyên tắc của nó không phức tạp lắm. Nếu nắm vững các nguyên tắc sau đây, bạn và người bạn chơi của mình sẽ có nhiều cơ hội mừng chiến thắng.
1. Hướng mặt về phía bóng:
Khi đứng gần lưới để bắt lưới, nhiều tay vợt nghiệp dư thường hướng mặt thẳng về phía bóng (hai bên vai song song với lưới). Bạn chỉ nên làm như vậy nếu bóng đánh thẳng từ phía trước mặt bạn. Còn trong các trường hợp khác nên hướng mặt về phía bóng tới. Ví dụ, khi bóng dồn cho đối thủ bên trái bạn thì bạn nên xoay vai nhẹ sang trái để chuẩn bị bắt lưới. Xoay vai trước sẽ giúp bạn có nhiều góc đánh hơn, không bị giật mình khi bóng bay gần đến và lực bắt bóng mạnh hơn.
2. Volley vào đâu thì hợp lý?
Ngay cả khi bạn không có những cú volley uy lực thì bạn vẫn có thể là một người đứng lưới cừ nếu như bạn xác định được cách ứng xử với từng trái bóng mà đối thủ đưa sang. - Nếu đối thủ đưa về phía bạn trong tầm tay của bạn với tầm cao của trái bóng ở trên lưới thì bạn nên dứt điểm thẳng và gọn về phía đối thủ đứng lưới phía trên đối diện với bạn. - Nếu bóng đền tầm vợt của bạn ở vị trí thấp hơn mặt lưới thì bạn nên chùng gối, “gõ” bóng đi sâu về phía đối thủ đứng sâu dưới vạch cuối sân. - Nếu cả hai đối thủ đều đứng ở phía trên lưới thì “gõ” bóng vào vị trí giữa họ. Họ sẽ thoáng bối rối về việc ai sẽ bắt volley trả đường bóng này và như vậy, cú đánh của đối thủ sẽ thiếu hoàn hảo và bạn có cơ hội để có một đường bóng ngon tiếp theo.
3. Đừng bỏ lỡ cơ hội smash
Khi đánh đơn, một cú smash không tốt của bạn có thể bị đối thủ phản kích, ít nhất là đưa bạn về thế khó còn không thì kết thúc ngay điểm đó. Thế nên ở những đường bóng thật chắc ăn, bạn mới thực hiện cú smash. Nhưng khi đánh đôi thì không phải rụt rè như vậy, vì bạn có người bạn chơi sẵn sàng bao sân cho bạn nếu cú smash hơi yếu của bạn bị đối thủ trả lại. Nếu bạn ở vị trí thuận lợi để thực hiện cú smash thì hãy nhằm về phía đối thủ đứng gần lưới hơn vì anh ta có ít thời gian đối phó hơn. Nếu bạn phải lùi vài bước mới thực hiện được cú smash thì hãy nhằm vào chỗ giữa hai đối thủ, càng sâu về cuối sân càng tốt. Khi bạn lùi để chuẩn bị smash, bạn chơi của bạn cũng sẽ lùi. Song cả hai bạn nên ở vào tư thế sẵn sàng để tràn lên lưới lại. Vì với một cú smash khó, đối thủ chỉ còn cách thực hiện cú demi volley để đưa bóng qua lưới. Bóng lúc này ở sát lưới, nếu bạn không chuẩn bị tấn công thì bạn sẽ bỏ lỡ một điểm rất đáng tiếc.
4. Giao bóng nhằm vào góc chữ T:
Nếu bạn có khả năng liên tục đổi góc giao bóng, hết góc chữ T đến góc chữ A để đối thủ rồi thì banh quá tốt rồi. Nhưng nếu bạn chưa thực hiện được điều đó thì bạn nên nhắm vào góc chữ T để giao bóng. Thứ nhất, lưới ở giữa sân thấp hơn so với lưới ở bên mép sân, cú giao bóng của bạn có tỉ lệ thành công lớn hơn. Thứ hai, nếu bạn giao bóng vào góc đó, đối thủ có ít góc trả bóng hơn, bạn có thể tràng lên lưới để thực hiện cú volley dứt điểm, bạn chơi của bạn có thế “sấn” sâu hơn vào trong sân để thực hiện cú dứt điểm ngay sát mặt lưới. Nếu bạn giao bóng sang góc chữ A, bạn có thể mệt với cú trả bóng mang cá rất nông hay bạn chơi của bạn sẽ mệt với cú trả dọc dây của đối thủ.
5. Tiến sâu dần vào trong sân
Nếu bạn là người đỡ cú giao bóng, đương nhiên bạn phải đứng đỡ cú giao bóng từ vạch cuối sân, và bạn sẽ chọn trả bóng về phía đối thủ giao bóng chứ không thể trả bóng về phía đối thủ đứng lưới. Ngược lại, đối thủ giao bóng sẽ tiếp tục đánh bóng về phía bạn chứ không thể đánh về phía bạn chơi của bạn đang chờ trên lưới. Trong các cú đôi công này, nên đánh bóng sâu về phía đối thủ. Sau mỗi cú đánh bóng, nhích thêm một bước chân vào sâu trong sân để chuẩn bị tung ra các cú volley. Tuy nhiên, phương thức này chỉ phù hợp với các bạn ưu thích đánh banh, lên lưới volley.
6. Lốp bóng cũng là tấn công
Khi bạn lốp bóng tốt, tức là bóng đi về cuối sân hoặc đi qua đầu đối thủ trước mặt bạn. Lúc này, người bạn chơi của bạn đứng phía trên không phải lùi về và bạn có thể tiến thêm vài bước đến gần ô giao bóng. Khi bạn thực hiện cú lốp bóng ngắn, không tốt lắm và đối thủ có thể lùi chút đỉnh để thực hiện cú smash ngon lành thì bạn cũng đừng quá hoãng loạn. Khi đối thủ còn chuẩn bị tư thế cho cú smash thì bạn và bạn chơi đã có thể lùi về đến gần vạch cuối sân rồi. Đứng lùi quá sân về phía sau vạch cuối sân để chuẩn bị đỡ cú smash này làm gì, bởi bạn còn một vũ khí khác để đối phó, đó là cú demi volley.
7. Nếu bạn đứng ở cuối sân
Nếu bạn bị “dính cứng” ở vạch cuối sân, hãy nhớ hai nguyên tắc cơ bản: đánh cao và sâu về phía góc sân, đánh thấp vào giữa sân. Khi một trong hai đối thủ của bạn đứng ở cuối sân thì thực hiện nguyên tắc thứ nhất, mục đích là loại đối thủ đang đứng lưới ra ngoài cuộc chơi và bản thân bạn cũng chờ đợi cơ hội tiến sâu vào trong sân. Nếu cả hai đối thủ đều tiếp cận được gần lưới thì thực hiện nguyên tắc hai: đánh bóng thấp vào giữa họ. Cú đánh này khiến họ lưỡng lự, nhường nhau và bỏ lỡ cơ hội volley. Nếu một trong hai đối thủ phải “múc” bóng lên trong tư thế khó thì đây là cơ hội quá tốt cho người bạn chơi của bạn rồi.
8. Bắt lưới như chuyên nghiệp
Có hai trường hợp bắt lưới. Một là mọi thứ đã được lên kế hoạch, có nghĩa là bạn chơi của bạn chủ động chạy ra bao phần sân của bạn để trống khi bạn di chuyển để thực hiện cú bắt lưới. Hai là cơ hội bắt lưới không theo kế hoạch. Ở trường hợp này, bạn phải đọc trái bóng tốt hơn, phải thực hiện cú bắt lưới tốt hơn để bạn chơi của bạn có thời gian trám chỗ cho bạn.
9. Láu lĩnh một chút
Đánh đôi không mất nhiều thể lực nhưng rất cần sự tinh tế và khôn ngoan. Nhiều khi bạn phải ra những hư chiêu để đẩy đối thủ vào thế khó khăn. Ví dụ như dậm mạnh chân phát ra tiếng kêu to hay nhón phần trên cơ thể cường điệu để đánh lừa đối thủ. Khi đối thủ xoay người chuẩn bị cú trả giao bóng, bạn đứng trên lưới có thể bước mạnh vào giữa 1-2 bước tạo ra tiếng động lớn. Nếu đối thủ trả bóng về phía bạn chơi của bạn thì bạn chẳng mất gì. Còn nếu đối thủ bị bạn đánh lừa, trả bóng dọc dây thì cơ hội thuôc về bạn rồi. Tuy nhiên, không nên làm điều gì quá mức vì như vậy, bạn sẽ bị cho là chơi thiếu fair-play.
10. Chọn đối tác chơi hợp lý
Để trở thành một căp đôi đánh tốt, không có chỗ cho sự ích kỷ giữa hai người. Lý tưởng nhất là chọn bạn chơi có kỹ năng bù trừ cho bạn. Nếu bạn giao bóng và tạt bóng tốt thì nên chọn bạn chơi nhanh và bắt lưới tốt.
Tags: Chiến thuật, chơi tennis, đánh tennis, quần vợt, thể thao
Nhãn: Thể thao, Tennis, Việt Nam
CongSo.com / Thể thao
Read more: http://congso.com/chien-thuat-766
Chiến thuật - Làm giàu không khó, làm giàu nhanh | Công sở