Tâm tật đố bắt nguồn từ lòng dạ hẹp hòi, ích kỷ, nhìn thấy phẩm hạnh, tài năng của người khác vượt trên mình thì trong lòng buồn bực, sinh tâm oán hận từ đó làm ra những chuyện thương Thiên hại lý. Tuy nhiên nếu biết cách sửa sai, hành thiện tích đức thì có thể chuyển họa thành phúc. Người hành sự, Trời đang nhìn!.
Tưởng Viện, một vị đại phu thời kỳ Xuân Thu chiến quốc nước Tống có 10 người con trai, một người lưng gù, một người què chân, một người teo tứ chi, một người hai chân tàn tật, một người điên, một người ngốc, một người tai điếc, một người mắt mù, một người câm, một người chết trong ngục.
Cổ học tinh hoa Công Minh Tử Cao nhìn thấy tình cảnh này liền hỏi Tưởng Viện: “Đại phu lúc bình thường đã làm những chuyện gì, mà dẫn tới việc chiêu mời tai họa kỳ lạ như vậy?”
Tưởng Viện nói: “Ta tự nghĩ xưa nay cũng chưa làm việc xấu gì lớn, chỉ là trong tâm thường hay đố kỵ với người khác. Thấy ai tốt hơn ta liền đố kỵ, oán hận người đó; nếu có người tâng bốc ta, trong tâm ta rất vui vẻ; nghe thấy người khác làm việc thiện thì nghi ngờ không tin, nghe thấy người khác làm việc xấu thì tin chắc như đinh đóng cột; thấy người khác được lợi thì giống như bản thân mình đã mất đi thứ gì đó; thấy người khác bị tổn thất thì giống như mình đã được lợi vậy. Đây chính là thái độ làm người của ta”.
Tử Cao than rằng: “Đại phu ôm giữ tâm thái như vậy, như thế tâm thuật bất chính, e rằng không lâu sau sẽ chiêu mời họa diệt môn, ác báo đâu chỉ là những điều nhìn thấy trước mắt này!”
Tưởng Viện nghe Tử Cao nói vậy cảm thấy vô cùng sợ hãi, không biết nên làm thế nào cho phải. Tử Cao lại nói: “Trời tuy ở cao xa mà lại có thể nhìn rõ mọi việc, nếu ngài quyết tâm sửa chữa sai lầm, thành tâm hướng thiện, nhất định sẽ chuyển họa thành phúc, sửa chữa từ bây giờ vẫn còn kịp”.
> Làm giàu từ chăn nuôi
Tưởng Viện từ đó đã thay đổi thói xấu tật đố, tự răn đe mình, hành thiện tích đức, tiến cử hiền tài. Vài năm sau, các con ông dần dần khỏi bệnh.
Quả thật, nhân quả báo ứng không sai chút nào, Thiên lý khắc chế tất cả. Làm người phải biết tôn trọng và kính yêu, có tấm lòng bao dung với mọi người với vạn vật, không có chút ngăn trở của tâm tật đố mới có thể thực sự dùng thiện đãi người.
Tưởng Viện tật đố hiền tài, lòng dạ hẹp hòi, tâm thái ông ta như vậy sẽ ứng với quả báo nào? Ông không chỉ tạo nghiệp cho bản thân, mà còn lưu lại họa hại cho người đời sau.
Sau khi Tưởng Viện sửa sai quy thiện đã chuyển họa thành phúc, chuyện này cũng giống như câu cổ ngữ nói rằng: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương”. (Nhà mà tích thiện, ắt sẽ dư dả; Nhà không tích thiện, ắt lắm tai ương).