Giàu Nhanh

Những câu sếp nói dễ bị hiểu sai

Trong môi trường công sở, có những lúc sếp thốt ra những câu nói  khó nghe, "choáng tai". Những câu nói đó có thể là 1 lời răn đe, có thể là động viên khích lệ tinh thần nhân viên. Mỗi sếp có 1 cách thể hiện khác nhau. Có sếp thì khắc cốt ghi tâm, có sếp thì phổi bò, nói xong là xong,

Trong môi trường công sở, có những lúc sếp thốt ra những câu nói  khó nghe, "choáng tai". Những câu nói đó có thể là 1 lời răn đe, có thể là động viên khích lệ tinh thần nhân viên. Mỗi sếp có 1 cách thể hiện khác nhau. Có sếp thì khắc cốt ghi tâm, có sếp thì phổi bò, nói xong là xong, không ghim gút trong lòng trong dạ.

Với những câu nói khó lọt tai hay nặng như đeo đá ấy, hãy bình tĩnh trước khi phản bác lại và hiều lầm hay gây ra bất đồng lớn hơn với sếp. Có thể anh/ cô ấy không có ý gì cả và chỉ do quá tức giận hay có mục đích nào khác. Dưới đây là một số câu nói “ khó nghe” của sếp và ý nghĩa thực sự của chúng:

“Tôi không thể để anh/ chị có cơ hội đó ( hay được thăng chức ) bởi anh/ chị quá xuất sắc”

Khi công ty cung cấp cơ hội cho nhân viên tham gia các khóa học ở thành phố khác hay nước ngài hoặc khi cân nhắc việc thăng tiến, sếp nói như vậy. Không phải là sếp muốn cản trở bạn đạt được mục tiêu của mình. Ý của sếp là “ Cậu có những kỹ năng rất xuất sắc và tôi đang lo lắng mình sẽ ra sao nếu không tìm được người có thể thay thế cậu xứng đáng”. Điều  đó đồng nghĩa với việc sếp đánh giá cao khả năng của bạn.

Dù sếp cố gắng giúp bạn nhưng anh/ cô ấy cũng phải chịu áp lực từ cấp cao hơn

“ Anh/ chị phải làm việc chăm chỉ vào”

Bạn có cảm tưởng rằng sếp nghĩ mình là nhân viên lười biếng, chểnh mảng khi sếp nói câu này. Nhưng thực chất, sếp chỉ muốn bạn cố gắng nhiều hơn bằng cách “ tấn công” vào tự trọng của bạn. Hoặc đây có thể là một lời cảnh báo của sếp. Bạn nên xem lại mình, liệu có phải gần đây hiệu quả công việc của bạn không tốt?

“ Anh/ chị chỉ làm được như vậy thôi sao?”

Đây lại là một mẹo khác về lòng tự trọng các sếp thường dùng để “ khích” nhân viên. Sếp muốn bạn nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện và cẩn thận hơn, từ đó đề ra giải pháp tốt nhất.

“ Phải chấp nhận thôi. Đó là cách hoạt động của công ty”

Đây là câu sếp thường nói khi nhân viên cảm thấy bất công như lương thưởng không xứng đáng hay bị sa thải. Và có thể nó không hẳn là một câu nói “ khó nghe” mà là sự thật phũ phàng. Mỗi công ty có những quy tắc, cách thức hoạt động riêng. Dù sếp cố gắng giúp bạn nhưng anh/ cô ấy cũng phải chịu áp lực từ cấp cao hơn. Và đôi khi trong cuộc sống, bạn không thể tránh khỏi những điều bất công.  Thế nên nếu nghỉ việc, bạn hãy vui vẻ lên, đừng buồn rầu mà hãy nghĩ có thể sếp đang cho mình cơ hội tìm việc làm lương cao hơn, khả năng thăng tiến tốt hơn. Nếu khéo léo và khôn ngoan, hãy nhờ sếp giới thiệu công việc sắp tới .

“ Anh/ chị chỉ nhận được lương từng đó thôi vì công ty sắp phá sản rồi”

Bạn cho rằng đây là lời bao biện của sếp và công ty để chèn ép nhân viên. Nhưng trước khi có ý kiến phản bác, bạn nên xem xét lại tình hình thực thế của công ty. Có thể công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Và như vậy bạn phải cám ơn sếp vì đã cho biết sự thật để nhân viên có những dự tính riêng cho mình.

Mỗi chúng ta cần biết được những nguyên tắc để thành công và thực hành mỗi ngày để đạt được những mục tiêu của mình.

- Thay đổi kết quả của bất kỳ sự việc nào.

- Vượt qua nỗi sợ hãi và xây dựng lòng tự tin.

- Đề ra yêu cầu và đạt được tất cả những gì bạn muốn.

- Làm cho cuộc sống của bạn luôn tràn đầy năng lượng.

- Thu hút quanh bạn nhiều bạn bè và những người hướng dẫn để giúp bạn thành công hơn nữa.

- Tránh được việc bị từ chối và kiên trì nỗ lực cho đến khi thành công.

- Sử dụng những lời phản hồi để thành công nhanh chóng và bền vững.

- Vượt hơn sự mong đợi của người khác và đạt được những thành quả vượt trội.

Trong trường hợp bạn nghe được những câu nói khó nghe của sếp như đã phân tích ở trên bạn cần phải hết sức bình tĩnh và hiểu ý sếp muốn nói là gì. Sếp có muốn tốt cho bạn hay không?

Đặc biệt nên hạn chế tối đa những mâu thuẫn, hiểu lầm với sếp để việc làm của bản thân được phát triển tốt hơn.
Thường thì sếp có một mối quan hệ rất lớn với các đối tác, nhà tuyển dụng khác. Chính vì vậy hãy cứ thuận hòa trong ấm ngoài êm với sếp.

Một sếp giỏi luôn muốn nhân viên giỏi hơn mình. Nếu bạn đang có việc làm ổn định dưới sự quản lý của những ông sếp chuyên gia nói kháy nhân viên để khích lệ họ thì đừng dại dột mà "chia tay" sếp.

Hãy gắn bó và thể hiện mình cho sếp thấy giá trị của mình, cả hai cùng cần nhau!