Giàu Nhanh

7 bí quyết đầu tư của các tỷ phú tự thân

Theo tạp chí Forbes, trên thế giới có hơn 1.400 tỷ phú. Chắc chắn một số người trong số này được thừa kế gia sản của cha mẹ họ. Nhiều người trở nên giàu có khi họ phát triển những mối bận tâm nhỏ thành những công ty được công chúng rộng rãi biết tới như Microsoft, Oracle và Google. 1. Đầu tư theo giá trị Warren Buffett từng là một nhà đầu tư vào giá trị,

Theo tạp chí Forbes, trên thế giới có hơn 1.400 tỷ phú. Chắc chắn một số người trong số này được thừa kế gia sản của cha mẹ họ. Nhiều người trở nên giàu có khi họ phát triển những mối bận tâm nhỏ thành những công ty được công chúng rộng rãi biết tới như Microsoft, Oracle và Google.


1. Đầu tư theo giá trị

Warren Buffett từng là một nhà đầu tư vào giá trị, nhưng không ngờ rằng có quá nhiều tỷ phú có cùng triết lý này. Ví dụ, Graeme Hart, Suleiman Kerimov, và Seth Klarman cũng đầu tư vào các công ty đang gặp khó khăn và không nổi tiếng.

Họ mua các cổ phiếu phổ thông khi giá còn thấp và mua lại cổ phần lớn tại các công ty do tư nhân làm chủ đang gặp khó khăn. Đôi khi, họ chờ giá trị trên thị trường tăng trước khi rút tiền mặt. Mặc dù thông thường, họ tăng giá trị bằng cách cải tạo lại hoạt động của kinh doanh, bán đi những tài sản không dùng đến và tái cấu trúc tài chính để tạo ra dòng tiền mặt mạnh.

2. Mua lại hoặc tạo dựng các công ty bằng tiền của người khác

Những nhà đầu tư này không e ngại việc mượn tiền hoặc phối hợp mua lại doanh nghiệp thông qua các đòn bẩy tài chính.

Ví dụ, Eli Broad đã cùng sáng lập nên công ty xây dựng nhà Kaufman & Broad (hiện nay là KB Home) với một khoản vay trị giá 25 ngàn đô la từ người thân. Tương tự như vậy, Harold Simmons đã mua cửa hàng thuốc đầu tiên của ông với 5 ngàn đô la tiền mặt tự có và 95 ngàn đô la đi vay, và sau đó đã dùng đòn bẩy mua lại (LBOs) để mua lại các doanh nghiệp được định giá thấp. Ira Rennert đã phát hành các trái phiếu vô giá trị để mua lại các công ty đang gặp khó khăn.

3. Phát tài với số lượng hạn chế các vụ đầu tư

Nhiều tỷ phú đã tạo được khối tài sản đầu tiên nhờ một hoặc hai vụ đầu tư lớn. Họ dành phần lớn thời gian mới lập nghiệp để tập trung phát triển một doanh nghiệp hoặc một loại hình đầu tư.

Ví dụ, Simmons đã dành 13 năm tạo dựng chuỗi cửa hàng thuốc và sau này ông đã bán cho Eckerd Corporation với giá 50 triệu đô la vào năm 1973. Philip Anschutz đã giàu có nhờ mua được vùng đất có dầu mỏ gần biên giới Utah-Wyoming. Albert Frere đã tích lũy được những tài sản quan trọng trong ngành công nghiệp thép của Bỉ trước khi mở công ty đầu tư. Peter Lim đã đầu tư vào Wilmar, một công ty sản xuất dầu palm, và đây là nguồn tạo ra sự giàu có ban đầu của ông.

4. Xây dựng kiến thức nền tảng về Tài chính, Kế toán hoặc Kinh tế

Hầu hết các tỷ phú tự thân đã từng học hoặc làm việc trong lĩnh vực tài chính. Các khóa học tại trường đại học dạy cho họ những kiến thức cơ bản về kinh doanh và những công việc đầu tiên cung cấp những hiểu biết sâu về hoạt động tài chính trong đời thực. Những kiến thức nền tảng này sau đó đã tạo nên triết lý và chiến lược đầu tư của họ.

Buffett đã học đầu tư vào giá trị từ Benjamin Graham, người được coi là tác giả của phương pháp này. Kerimov và Lim đều học kế toán và Hart bắt đầu hình thành khái niệm về công việc kinh doanh của ông khi đang hoàn thành chương trình MBA.

Cả Lim và Buffett đều từng làm công việc môi giới cổ phiếu, trong khi Simmons làm chủ ngân hàng và chuyên gia phân tích ngân hàng.

5. Bắt đầu tạo dựng sự giàu có từ khi còn trẻ

Nhiều tỷ phú bắt đầu quá trình làm giàu ở độ tuổi 20, 30 hoặc sớm hơn.

Ví dụ, Buffet và Lim đã mua những cổ phần đầu tiên khi vừa mới 20 tuổi và Broad đã mua khối bất động sản đầu tiên ở tuổi 20. Klarman ở độ tuổi 25 khi mở Baupost Group, và Frere bắt đầu mua lại các công ty trong ngành thép ở tuổi 30.

6. Không bị nao núng bởi những thất bại

Các tỷ phú thỉnh thoảng cũng gặp thất bại. Nhưng thay vì rút lui khỏi thị trường thế giới, họ vẫn tiếp tục đầu tư.

Một ví dụ điển hình là Kerimov. Ông đã mất hàng tỷ đô la sau khi bán khối tài sản tại Nga để mua cổ phần của Morgan Stanley, Goldman Sachs, Deutsche Bank, và Credit Suisse vào năm 2008 - năm khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Để khôi phục lại tài sản, ông đã vay để đầu tư vào việc khai mỏ, bất động sản và viễn thông. Vào tháng 3/2013, thu nhập ròng của ông đã đạt mức 7.5 tỷ đô la.

7. Đa dạng hóa việc đầu tư sau khi đã phát tài

Nhiều tỷ phú có thể làm giàu được từ một hoặc hai nguông, nhưng họ đa dạng hóa khối tài sản của họ sau khi trở nên giàu có. Nhiều người tạo dựng các công ty cổ phần để phục vụ cho các hoạt động đầu tư rộng rãi trong khi những người khác kiếm được từ những lĩnh vực hạn chế hơn.

Giống như Buffett thành lập Berkshire Hathaway là công ty cổ phần với danh mục đầu tư đa dạng, Rennert đã mở Renco Group; Hart, Rank Group; và Simmons, Valhi. Một số người vẫn tập trung vào một số lĩnh vực chủ chốt nhưng được đa dạng hóa rộng hơn trước.

Ví dụ, Anschutz sở hữu Xanterra, cung cấp các dịch vụ khách sạn trong các công viên quốc gia, và AEG, một tập đoàn giải trí và thể thao, chuyên quản lý các địa điểm tổ chức hòa nhạc, các nghệ sỹ làm việc trong lĩnh vực âm nhạc, v.v.

Vậy một nhà đầu tư thông thường có thể học được gì từ những câu chuyện thành công này?

• Bắt đầu làm giàu từ những đồng lương đầu tiên của bạn, không kể bạn kiếm được từ một việc kinh doanh thêm hay là công việc đầu tiên.

• Đừng ngại mạo hiểm, nhất là khi bạn còn trẻ và có thời gian để khôi phục lại tài sản, nhưng hãy cấu trúc tài chính để bạn luôn có dòng tiền để trả nợ.

• Theo đuổi các cơ hội để thu lợi cao, nhận ra rằng những cơ hội đó có thể bắt nguồn từ những thương vụ kinh doanh đòi hỏi sự tham gia trực tiếp cũng như sự nguồn tài chính mạnh và khả năng lãnh đạo hoạt động chứ không chỉ đơn thuần là một vài vụ đầu tư điển hình vào một thị trường mở.

• Học những kiến thức cơ bản về tài chính để đánh giá các cơ hội và quản lý danh mục đầu tư của bạn. Hãy nhớ rằng bạn có khả năng hạn chế đối với việc theo dõi các khoản đầu tư của mình, vì vật hãy lựa chọn khôn ngoan (mua cổ phiếu có giá trị thấp).

• Đừng nao núng vì những thất bại, hãy áp dụng những gì đã học được vào lần đầu tư tiếp theo. Đa dạng hóa khi bạn đã giàu có để tránh tổn thất nặng nề và bất ngờ.

• Cuối cùng, dù bạn có dùng những bí quyết đã được các tỷ phú áp dụng rộng rãi này hay không, nếu cách đầu tư của bạn đã cho những hiệu quả lâu dài thì hãy cứ tiếp tục.