Công chức là gì?
Căn cứ theo Luật Cán bộ, Công chức quy định, công chức là người do bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Họ là những người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt. Tại Việt Nam, công chức phải là công dân có quốc tịch Việt Nam và được hưởng lương công chức tính theo hệ số lương cùng các chế độ phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước.
Trong bài viết này, ViecLamVui sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về: Cách Phân loại công chức, Ngạch công chức. Lương công chức và chế độ phụ cấp. Quy định về xếp loại công chức ✅ Phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức ✅ Cập nhật thông tin theo Luật Cán bộ, Công chức mới nhất
Công chức là gì?
Căn cứ theo Luật Cán bộ, Công chức quy định, công chức là người do bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Họ là những người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt. Tại Việt Nam, công chức phải là công dân có quốc tịch Việt Nam và được hưởng lương công chức tính theo hệ số lương cùng các chế độ phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước.
Cán bộ công chức ở từng vị trí cơ sở đều có tên gọi, chức vụ và chức danh rõ ràng, tuân theo đúng quy chế công chức. Theo vị trí công tác, công chức sẽ được phân thành công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn nghiệp vụ.
Ngoài ra, tuỳ theo trình độ đào tạo và ngạch chuyên môn, công chức còn được phân theo như sau:
Theo trình độ | Theo ngạch chuyên môn |
|
|
Phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức chiếm một số lượng không nhỏ trong lực lượng lao động hiện nay. Tuy vậy, có lẽ vẫn còn khá nhiều người chưa phân biệt rõ được 03 đối tượng lao động này. Bạn hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu thêm về sự khác nhau giữa cán bộ, công chức, viên chức qua một số tiêu chí phân biệt sau đây nhé
Phân biệt Cán bộ và Công chức
Cán bộ và công chức được phân biệt thông qua một số tiêu chí sau đây:
Cán bộ | Công chức |
Khái niệm | |
Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. | Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. |
Nguồn gốc | |
Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, trong biên chế. | Thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định phân bổ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào ngạch chức vụ, chức danh trong biên chế. |
Nơi làm việc | |
Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở cấp tỉnh, cấp huyện. |
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; - Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; - Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. |
Chế độ làm việc | |
Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. | Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên. |
Chế độ tiền lương | |
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo vị trí, chức danh. | Hưởng lương từ ngân sách nhà nước. |
Các chế độ bảo hiểm | |
- Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT. - Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. |
- Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT. - Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp |
Tập sự | |
Không phải tập sự. |
- Công chức loại C: 12 tháng; - Công chức loại D: 06 tháng. |
Hình thức kỷ luật | |
- Khiển trách. - Cảnh cáo. - Cách chức. - Bãi nhiệm. |
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Hạ bậc lương. - Buộc thôi việc. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Giáng chức. - Cách chức. - Buộc thôi việc. |
Công chức và Viên chức khác nhau như thế nào
Công chức và viên chức được phân biệt qua một số tiêu chí sau đây:
Công chức | Viên chức |
Khái niệm | |
Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. | Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. |
Nguồn gốc | |
Thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định phân bổ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào ngạch chức vụ, chức danh trong biên chế. | Tuyển dụng theo vị trí việc làm, ký hợp đồng làm việc. |
Nơi làm việc | |
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; - Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; - Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. |
Đơn vị sự nghiệp công lập. |
Chế độ làm việc | |
Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên. | Làm việc theo hợp đồng làm việc. |
Chế độ tiền lương | |
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước. | Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. |
Các chế độ bảo hiểm | |
- Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT. - Không phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. |
- Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT. - Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. |
Tập sự | |
- Công chức loại C: 12 tháng; - Công chức loại D: 06 tháng. |
Quy định theo chức danh nghề nghiệp của từng ngành, từng lĩnh vực. |
Hình thức kỷ luật | |
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Hạ bậc lương. - Buộc thôi việc. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Giáng chức. - Cách chức. - Buộc thôi việc. |
Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Buộc thôi việc. Đối với viên chức quản lý: - Khiển trách. - Cảnh cáo. - Cách chức. - Buộc thôi việc. |
Câu hỏi thường gặp
Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?
Hiệu trưởng là lãnh đạo của một đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung 2019, Hiệu trưởng các trường công lập sẽ không còn là công chức, mà là viên chức quản lý. Còn đối với Hiệu trưởng trong các trường tư thục, dân lập thì không phải là viên chức, công chức.
Tuy nhiên, đối với trường hợp Hiệu trưởng các trường công lập được xác định là công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mà không còn là công chức theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 84 Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng.
Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 đã thu hẹp các đối tượng là công chức, không tiếp tục quy định lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức. Thay vào đó, các đối tượng này sẽ là là viên chức quản lý, được hưởng các chế độ của viên chức.
Ngạch công chức là gì?
Ngạch công chức là tên gọi để thể hiện và phân biệt thứ bậc theo năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Ngạch công chức là một trong những quy định riêng cho công chức và là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm người được tuyển dụng vào công chức làm việc ở vị trí công việc tương ứng với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Căn cứ theo Luật Cán bộ, công chức 2008; Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, từ ngày 01/07/2020, công chức sẽ có 6 ngạch thay vì 5 ngạch, cụ thể như sau:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương
- Chuyên viên chính và tương đương
- Chuyên viên và tương đương
- Cán sự và tương đương
- Nhân viên
- Ngạch khác theo quy định của chính phủ
Cũng theo quy định mới, việc nâng ngạch công chức thay vì chỉ tổ chức thi như hiện nay, thì cũng có thể tổ chức xét nâng ngạch công chức. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch sẽ được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.
#Cong_Chuc_La_Gi #ViecLamVui