Giàu Nhanh

Vấn đề của bạn là gì?

Hầu hết chúng ta đều có một “vấn đề”. Chúng ta đặt tên cho mình: “Tôi là một giáo viên trung học”, “Tôi là bà ngoại” , “Tôi là người của thời đại mới”.  “Vấn đề” của chúng ta giống như một chương trình phần mềm, lắp vào lỗ tai và kiểm soát cuộc sống của chúng ta. Đó là hành

Hầu hết chúng ta đều có một “vấn đề”. Chúng ta đặt tên cho mình: “Tôi là một giáo viên trung học”, “Tôi là bà ngoại” , “Tôi là người của thời đại mới”.  “Vấn đề” của chúng ta giống như một chương trình phần mềm, lắp vào lỗ tai và kiểm soát cuộc sống của chúng ta.

Đó là hành trang sống của mỗi chúng ta. Chúng ta mang nó đến nơi làm việc, trong ngày nghỉ lễ. Tại những bữa tiệc chúng ta lôi nó ra “Tôi là một người đã ly dị”, “Tôi là một đứa trẻ bị ngược đãi”, “Tôi đang bước trên con đường thênh thang !”. Chúng ta dành cả đời để tô điểm cho những câu chuyện. Chúng ta mua sắm và chọn bạn để hoàn thiện câu chuyện của mình.

Jim là một bác sĩ. Anh ta tự nhủ: “Tôi phải cư xử như một bác sĩ và nói chuyện như một bác sĩ. Tôi cần có một căn nhà ở một đường phố lớn và có sở thích như một bác sĩ”. Anh ta vẽ ra được vai kịch đời mình nhưng thật tội nghiệp, Jim quá ngớ ngẩn.

Cố gắng hoàn thiện “vấn đề của mình” làm cho chúng ta khổ sở. Nếu câu chuyện của tôi là “Tôi là một giáo viên trung học”, thì khi bị mất việc, tôi không còn là ai cả. Nếu câu chuyện của tôi là “Tôi là một cô chủ nhà hoàn hảo” thì tôi đã làm cho mình phải khổ sở vì theo tôi chẳng có buổi tối nào tuyệt vời. Hàng xóm đến dùng cơm tối thì tôi nấu cháy món cà rốt xào, tôi làm hỏng mọi chuyện.

Làm ơn hiểu cho… Bạn không phải như câu chuyện của bạn nghĩ và dù sao cũng không ai quan tâm. Bạn không thuộc vào loại nào hay xó nào. Bạn là con người có một lô kinh nghiệm. Khi bạn thôi không kể lể chuyện của mình thì bạn sẽ không phải “xem kịch bản” nữa.

Khi viết điều này, tôi nghĩ đến những người bạn Thụy Điển của tôi, Annna và Per- Erik. Lúc quá tuổi 70 và bắt đầu sang tuổi 80, họ vẫn đi du lịch vòng quanh thế giới. Per-Erik còn đi trượt băng và mê tít internet. Còn Anna thì thích khiêu vũ đến tận 4 giờ sáng. Họ dường như chẳng có “vấn đề gì - họ có nghị lực”.

Bạn có nhận ra những câu chuyện sau không ?            

“Tôi là người rất quan trọng – người ta đối xử với tôi rất đúng cách!” Một số người cho là người khác luôn nhận ra họ, biết họ giàu và có bao nhiêu bằng cấp. Khi bạn muốn người người khác cho rằng bạn quan trọng thì bạn sẽ khổ vì hạnh phúc của bạn nằm trong tay họ. Hãy bỏ suy nghĩ “ta là quan trọng”, mệt lắm! Khi không còn là người “quan trọng” nữa thì bạn có thể thư giãn. Bạn càng ít đòi hỏi người khác ngưỡng mộ bạn bao nhiêu, bạn càng nhận được điều đó bấy nhiêu.

“Tôi là loại người không bao giờ…” (đi du lịch bằng vé hạng sang, tắm hơi, đi nhà hát và ăn trong nhà hàng). Khi bạn tự nhủ “Tôi không bao giờ” hay “ Tôi luôn luôn” thì chúng ta bị mắc vào đó nhưng đó chỉ là việc nói ra “câu chuyện” riêng của bạn. Chúng ta còn những câu chuyện khác nữa như “Tôi rất nhạy cảm, việc gì cũng làm tôi suy nghĩ”. “Tôi là người đàn ông thực thụ”. “ Tôi là người theo đạo Thiên chúa, vì thế tôi luôn…”

“Tôi quá già nên không thể…” Mẹ tôi bắt đầu viết quyển sách đầu tiên của bà vào tuổi 67. Mẹ tôi mất ở tuổi 68 và không bao giờ hoàn thành được quyển sách của mình. Nhưng bà đã bắt đầu và rất hạnh phúc vì điều đó. Chỉ có một cách là bạn phải học và thích những gì bạn làm, cho đến phút cuối cùng. Nếu bạn viết được nửa cuốn sách, xây được một nửa căn nhà và bị tai nạn mà chết, bạn có lo lắng gì không ?

Đúc kết: Hãy tự hỏi mình: Tôi phải làm gì nếu tôi không có “vấn đề” nào ?

Vậy tôi phải từ bỏ đi niềm tin nào của mình?            

Bất kỳ niềm tin nào làm cho bạn nghèo và khổ sở! Nếu những niềm tin của bạn không giúp bạn, hãy bỏ chúng đi! Không phải là chúng không đúng mà là chúng chỉ gây cho bạn đau khổ. Để bắt đầu, hãy coi chừng những niềm tin có chữ “nên”:

Danh sách “Nên” này dường như là một tập hợp những mong đợi. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn không giữ lấy cái nào trong những niềm tin này? Sẽ ra sao nếu người ta không buộc phải đồng ý với bạn là phải trả ơn, phải để ý việc làm tốt của bạn, đáp lại tình yêu của bạn? Cái đó ảnh hưởng đến đời bạn như thế nào? Bạn sẽ không mất đi sự tôn trọng hay ngưỡng mộ nào. Khi người khác không làm những việc này, bạn vẫn cứ hạnh phúc.

Những niềm tin “Nên làm” không giúp chúng ta vì hiện thực không hiểu được chữ “Nên”. Sự thật luôn tồn tại như thế. Nếu bạn phê bình thực tại thì thực tại sẽ thắng.

Những niềm tin của bạn quyết định cuộc đời bạn            

Ví dụ: Bạn tin rằng cha mẹ nên khen con cái mình và cho chúng thật nhiều quà. Khi cha mẹ không làm như vậy thì đứa trẻ sẽ buồn. Vì thế nó muốn thay đổi cha mẹ! Đa số chúng ta không xem xét giải pháp thứ hai: thay đổi niềm tin.            

Bạn nói: “Nhưng không phải là ai cũng tin vậy sao?”

Không! Một số người không tin và họ sung sướng vì điều đó. Một số không mong đợi ai đó sẽ hành động theo khuôn mẫu. Kết quả là chúng ta sẽ có được sự bình an trong tâm hồn.

Muốn nhìn sự việc khác đi, bạn không cần phải có ý chí, phải rất tự tin hay phải giải phẫu não. Bạn chỉ cần có can đảm để suy nghĩ điều khác biệt. Nếu có ưu phiền, bạn hãy nhớ là không có nhiều người làm bạn giận như bạn tưởng. Dù bất cứ ý nghĩ nào làm bạn đau khổ, đó cũng chỉ là ý nghĩ. Bạn có thể thay đổi một ý nghĩ.