Giàu Nhanh

Những khám phá thú vị về hành vi con người

(Tuyendungnhanh.com) - " Mỗi người đều có một kiểu hành vi cư xử. Khi bạn làm một việc với những cách thức giống nhau thì hiển nhiên bạn sẽ nhận được kết quả tương tự nhau. Ví dụ, một người có nhiều mối quan hệ nhưng lúc nào cũng chỉ là với một kiểu người, hoặc một người rất hay gặp các vấn đề về tiền bạc do những sai lầm về thẻ tín dụng. " Mọi người có xu hướng hiểu được kiểu cư xử của người

(Tuyendungnhanh.com) - " Mỗi người đều có một kiểu hành vi cư xử. Khi bạn làm một việc với những cách thức giống nhau thì hiển nhiên bạn sẽ nhận được kết quả tương tự nhau. Ví dụ, một người có nhiều mối quan hệ nhưng lúc nào cũng chỉ là với một kiểu người, hoặc một người rất hay gặp các vấn đề về tiền bạc do những sai lầm về thẻ tín dụng. "

Mọi người có xu hướng hiểu được kiểu cư xử của người khác trong khi lại không hiểu chính mình. Chắc chắn chúng ta sẽ không thay đổi trừ phi nhận ra thói quen của mình. Khi biết được thói quen đó là gì thì bạn dễ dàng thay đổi thói quen và do đó thay đổi kết quả.

Mỗi người đều có một kiểu hành vi cư xử. Khi bạn làm một việc với những cách thức giống nhau thì hiển nhiên bạn sẽ nhận được kết quả tương tự nhau. Ví dụ, một người có nhiều mối quan hệ nhưng lúc nào cũng chỉ là với một kiểu người, hoặc một người rất hay gặp các vấn đề về tiền bạc do những sai lầm về thẻ tín dụng. Tất nhiên cũng có những kiểu rất tích cực. Ví dụ, bạn có thể biết những người luôn kiếm được những công việc tốt, hay luôn luôn lái xe an toàn. Mọi người thường có một kiểu hành vi nhất định. Như một vài người luôn thích làm việc dễ trước, có những người lại thích làm việc họ coi là khó nhất trước.

Ngạc nhiên hơn là mọi người thường có xu hướng lặp lại hành vi cũ khi kết quả không được như mong muốn. Nói cách khác, người ta thường không học được gì nhiều từ những kinh nghiệm thất bại, điều rất hữu ích khi bắt tay vào những công việc khác. Do đó, không ngạc nhiên là tại sao mọi người thường có một kiểu hành vi cư xử không hợp lý trong nhiều năm liền.

Mọi người có xu hướng hiểu được kiểu cư xử của người khác trong khi lại không hiểu chính mình. Chắc chắn chúng ta sẽ không thay đổi trừ phi nhận ra thói quen của mình. Khi biết được thói quen đó là gì thì bạn dễ dàng thay đổi thói quen và do đó thay đổi kết quả.

Những thói quen này bao gồm cảm giác, suy nghĩ, hình ảnh và cả hành động. Ví dụ, nếu bạn yêu cầu tăng lương và bị từ chối, có thể sau đó bạn sẽ luôn nhớ đến những lần từ chối mà bạn đã gặp. Bạn sẽ nhớ những lời người lớn nói khi còn nhỏ, rằng bạn chẳng bao giờ làm nổi trò trống gì. Sau đó bạn bạn lại tưởng tượng sẽ bị từ chối đối với những kế hoạch bạn đang dự định làm trong tương lai, và rồi cách tốt nhất là đi ra quán rượu để quên hết những suy nghĩ đáng buồn. Đó chính là kiểu suy nghĩ làm nhụt chí bạn. Nếu là kiểu cư xử tích cực thì khi bạn nhận được một sự từ chối nhưng sau đó đã được chấp nhận. Hãy tìm hiểu về những nỗ lực cần thiết nhưng theo một cách khác để được tăng lương trong lần sau và phải thực hiện đúng như thế (hoặc cân nhắc tìm một công việc khác nếu trong công việc hiện tại bạn không thấy có cơ hội thăng tiến nào).

Nắm rõ thói quen cư xử hiện tại đem lại cho bạn điều gì

Một trong những giả định của phương pháp tiếp cận tâm lý rất hữu ích (có tên là Lập trình ngôn ngữ tư duy – Neuro Linguistic Programming – NLP) đó là mọi hành vi đều có ý định tốt – mang lại lợi ích gì đó cho bạn.

Khi bạn xác định được những lối cư xử không tốt, hãy tiếp tục làm rõ chúng đem lại cho bạn cái gì. Thường thì đó là một hình thức bảo vệ, bảo vệ bạn trước những yêu cầu phải thay đổi (những thay đổi này ban đầu bao giờ cũng làm bạn không thoải mái, thậm chí là sợ hãi). Mặc dù kiểu bảo vệ như vậy gây ra những tác động xấu, bạn biết đó là điều không hay, nhưng bạn vẫn bấu víu vào nó, vì nó cho phép bạn tiếp tục làm theo những cách thức bạn đã học được trong quá khứ, hơn là thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Jurgen Wolff – trích trong Tập Trung - sức mạnh của tư duy có mục tiêu

John Grinder và Richard Bandler là hai giáo sư tại đại học Santa Cruz (Mỹ) được xem là những người sáng lập ra Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy (NLP) để cải thiện kỹ năng con người, tạo những mô thức hành xử hoàn hảo.

Những người sáng lập ra NLP đã nhận thấy rằng, mọi người không phản ứng trực tiếp với thế giới chung quanh họ. Trước tiên, họ dùng những gì thu nhận được từ thế giới bên ngoài trong tiến trình sống và lớn lên để lập trình cho bộ não của mình, rồi cứ thế mà phản ứng theo các chương trình đã được cài sẵn đó. Ví dụ, một người đã từng thất bại trong nhiều lần “thử thời vận” nói chuyện trước công chúng, rồi những người chung quanh chê bai “có vậy mà cũng đòi ăn nói”, tự nhiên họ sẽ lập trình cho mình là “kẻ bất tài trong khâu ăn nói”. Nếu học được cách thay đổi những chương trình cài sẵn đó, họ mới thay đổi được “thế giới của họ”. Không ai là khiếm khuyết cả, chỉ có các chương trình cài đặt bị khiếm khuyết mà thôi!.
NLP không hề giống bất cứ một phương pháp nào mà bạn từng biết trước đây. Nó nhằm vào việc thay đổi tận gốc của hành vi, tức thay đổi kiểu suy nghĩ dẫn đến hành vi. Tất cả các kết quả cuộc đời, năng lực cũng như trình độ đều là hiển thị của cách chúng ta suy nghĩ. Việc thay đổi tận gốc vì vậy là điều bắt buộc nếu một người muốn nâng cao bất cứ kỹ năng nào đó, hoặc thay đổi các thói quen đã bám rễ của mình.

 

Tuyendungnhanh.com  - Thế giới tri thức thành công dành cho bạn trẻ - Xem thêm các bài viết hay của Tuyendungnhanh.com/cam-nang tại Một Phút Mỗi Ngày