Giàu Nhanh

[ Nha Trang Travel ] Khám phá Văn Miếu Diên Khánh

Nói đến thành Diên Khánh không thể không nhắc tới Văn Miếu Diên Khánh đựơc dựng lên để thờ đức ca Khổng Tử. LỊCH SỬ XÂY DỰNG Văn miếu Diên Khánh được xây dựng và trùng tu năm 1846 trên một cao ráo nhất trong vùng. Văn Miếu có tấm bia đá khắc tên những người đỗ đạt cao trong các khoa thi.Những ông cử , ông tú thời đó như Nguyễn

Nói đến thành Diên Khánh không thể không nhắc tới Văn Miếu Diên Khánh đựơc dựng lên để thờ đức ca Khổng Tử.

LỊCH SỬ XÂY DỰNG

Văn miếu Diên Khánh được xây dựng và trùng tu năm 1846 trên một cao ráo nhất trong vùng. Văn Miếu có tấm bia đá khắc tên những người đỗ đạt cao trong các khoa thi.Những ông cử , ông tú thời đó như Nguyễn Khanh - Lê Thiện Kế - Lê Nghị - Lê Viết Tạo...ngoài việc lấy đạo làm người quân tử, nhiều ngươì đã đem lòng yêu nước, ủng hộ phong trào Cần Vương yêu nước đầu thế kỉ XX.

Với lịch sử hơn 200 năm thành Diên Khánh chứng kiến biết bao thăng trầm của xã hội thời kì phong kiến cũng như cuộc đấu tranh cuả nhân dân Khánh Hoa trong hai cuộc kháng chiến trường. Thành cổ Diên Khánh và Văn Miếu Diên Khánh đã trở thành một di tích lịch sử cấp quoc gia, một điểm du lịch Nha Trang ngay càng thu hút nhiều khách tham quan.

Văn Miếu Diên Khánh xây dựng trên một khu đất cao với diện tích gần 1.500 m2 thuộc địa phận thôn Phú Lộc, thị trấn Diên Khánh. Đây là một quần thể kiến trúc được xây để thờ đức Khổng Tử, người khai sáng đạo Nho ở Trung Quốc và vẫn đươc người đời tụng xưng là “Vạn thế sư biểu” (Người thầy của muôn đời).

Theo bài chính văn được khắc bằng chữ Hán trong bia đá để tại bi đình hiện vẫn còn, cho biết về quá trình tạo lập Văn Miếu như sau: “Đền thờ được dựng lên để thờ tiên sư vậy. Châu tư từ trước đến nay chưa có. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) tỉnh đường quan bố chính Ngô Văn Địch đại nhân, quan tri phủ Đặng Trọng Giám khởi xướng trước tiên, dựng đền thờ vọng khiến nơi nơi đều sùng thượng, thật vì nhân tâm mà phong tục vậy. Đến khi xây dựng lần thứ nhất chưa được tráng quan.

Năm Tự Đức thứ 13 (1853), Thái thú châu ta hiện thăng Án sát, cẩn trai Đỗ Thúc Tỉnh đáo nhậm đất ta, cần cán, công liêm. Quan dân đều tín nhiệm, ái mộ, kiêm việc duyệt văn, lại hay về phong thủy, hội ý với quan giáo thọ hiện lãnh tri phủ Ninh Hòa Trương Đức Lân, triệu tập văn thân châu ta dời đỉnh thờ về dựng phía Đông phủ lỵ. Cẩn trai công lại làm tờ thông khuyên người trong hạt đóng góp tài lực, ra sức dựng xây. Trước mua đất tư tại nơi đây, nhóm họp thợ thuyền xây đắp nền mới, mái lợp ngói. Năm thứ 7 (1854) mùa Đông, đền thờ hoàn thành, có nơi tế tự, có nơi chiêm ngưỡng, văn vật nơi đây, pháp độ nơi đây. Nay sừng sững thành một nơi quan chiêm to lớn, đẹp đẽ, để lại về lâu dài, thật châu ta sĩ phu nhiều hân hạnh lắm. Từ nay về sau, phong khí văn học phát triển thông suốt khoa hoạn tốt đẹp. Đem thi hành công nghiệp không phải vì nơi này sao, bởi vậy phải khắc vào đá.”

Văn Miếu Diên Khánh được xây trong khuôn viên khá vuông vức, phía trước có nhà bi đình, chính giữa có tòa tiền đường và chánh đường cao rộng, làm bằng gỗ xây tường gạch bao, các cột kèo được chạm trổ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ và uy nghiêm. Ngăn cách giữa bi đình và tòa chánh đường là một sân gạch khá rộng, hai bên có hai dãy nhà tả vu và hữu vu. Bên dãy tả vu còn có nhà quan cư được bày trí đẹp, thường dùng làm chỗ tạm trú cho quan khách sử dụng trong những dịp tế lễ.

Phía Tây Văn Miếu có một ngôi miếu nhỏ gọi là Khải Miếu thờ Khải Thánh Công Lương Ngột và bà Nhan Thị Trưng Tại là đức thân phụ và thân mẫu của đức Khổng Tử. Thường khi vào cuộc tế lễ, người ta thường tế đầu tiên ở ngôi Khải Miếu để tôn vinh người đã sinh ra Đức Ngài.

Trước năm 1945, lệ cúng hàng năm ở Văn Miếu thường được tổ chức vào ngày “Đán” và ngày “Húy”, tức ngày sinh và ngày mất của Khổng Tử do Nhà nước đứng ra tổ chức, ngân sách do tỉnh đài thọ. Buổi tế được tổ chức rất trang trọng, đúng với những nghi lễ của triều đình đã quy định. Chính vì vậy, trong lễ cúng thường có mặt đông đảo quan lại, thân hào nhân sĩ trí thức trong phủ tham gia. Ngày nay, việc tế tự vẫn được duy trì vào những ngày trên và do Ban tế lễ Văn Miếu chuẩn bị chu đáo, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Hiện trong Văn Miếu vẫn còn một tấm bia khắc tên những người trong phủ đã từng học hành và đỗ đạt cao trong các khoa thi thời phong kiến. Đặc biệt, trong đó có các ông Nguyễn Khanh, Lê Thiện Kế, Lê Nghị, Lê Viết Tạo, Nguyễn Lương sau này đều trở thành những danh tướng trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Khánh Hòa do Trịnh Phong lãnh đạo (1885 - 1886). Ngay sau khi nhân dân tỉnh nhà giành được chính quyền trong Cách mạng tháng tám 1945, Văn Miếu Diên Khánh là nơi luyện tập quân sự của thanh niên trong thôn và là địa điểm tập kết lương thực, thực phẩm để cung cấp cho chiến sĩ ta chiến đấu ở mặt trận Nha Trang. Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là địa điểm liên lạc, nơi dừng chân của các chiến sĩ cách mạng trong những lần xuống đồng bằng. Với những giá trị tiêu biểu về nhiều mặt, ngày 15 tháng 10 năm 1998, di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu Diên Khánh đã được Nhà nước ra quyết định công nhận là di tích quốc gia. Đặc biệt nhất là cổng thành hầu như còn nguyên vẹn. So với những thành quách xây dựng cùng thời, trừ thành Huế, thành Diên Khánh vẫn giữ được hình dáng từ gần 200 năm nay.

Xem thêm: Mẹo hay

Nguồn: http://nhatrangtravel.com.vn/kham-pha-van-mieu-dien-khanh-17.html