Cách thức cầm vợt
Thứ Năm, 09/08/2012, 16:27 GMT+7
Cách cầm vợt sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn khi chơi tennis, vài gợi ý sau giúp bạn tự tin hơn mỗi khi ra sân:
- Tạo khoảng cách cầm vợt phù hợp giữa ngón tay đeo nhẫn và lòng bàn tay
Bạn dùng tay thuận nắm chắc vợt (bàn tay được đặt một góc xiên theo các dây quấn vợt) và phải có khả năng để các ngón trỏ phù hợp với các ngón khác trong lòng bàn tay sao cho có một khoảng không gian nhỏ giữa ngón tay đeo nhẫn và lòng bàn tay.
- Nếu khoảng trống không đủ cho ngón trỏ, bạn nắm quá chặt.
Nếu khoảng trống giữa ngón tay và lòng bàn tay quá rộng, bạn nắm quá lỏng. Nắm quá chặt thì chắc chắn bạn cần một sức mạnh rất lớn để làm vợt không xoắn trong lòng bàn tay của bạn. Nếu nắm quá lỏng thì cần ngăn chặn sự cố cho cổ tay của bạn và muốn thay đổi cách nắm vợt trong khi đánh khó hơn và mất sức nhiều hơn.
- Nếu nắm vợt không đúng cách kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề không tốt cho khuỷu tay của bạn.
Nhằm tạo nên những cú đánh nhanh, mạnh, chuẩn xác & tuyệt chiêu thì mỗi tay vợt (chuyên nghiệp lẫn phong trào) đều có cách thức cầm vợt đặc trưng riêng biệt. Mỗi cách thức cầm vợt đều có những ưu & nhược điểm riêng, không có cách nào là tối ưu cho tất cả; và vì vậy, điều quan trọng là bạn phải tự đánh thử, luyện tập & lựa chọn cách thức cầm vợt cho mình.
Có nhiều cách khác nhau để giải thích làm thế nào tìm được một vị trí cầm nhất định, nhưng cách đơn giản nhất và đáng tin cậy nhất là sử dụng khớp gốc của ngón trỏ như điểm qui chiếu chính. Hình minh họa bên đối với mỗi cách cầm xem từ dưới đáy cán vợt, cho thấy phần đáy của cán vợt có bốn mặt chính và bốn cạnh hẹp giữa các mặt.
Về cơ bản, có 4 kiểu cầm vợt đánh thuận tay & 3 kiểu cầm vợt đánh trái tay:
A. ĐÁNH THUẬN TAY – Forehand: 4 kiểu
1. Kiểu cầm Continental:
Continential là một kiểu cầm mà bạn có thể sử dụng cho mọi cú đánh, thường được sử dụng cho các cú giao banh, volley, overhead, cắt và cú đánh phòng thủ. Để cầm được kiểu Continental đặt khớp gốc ngón trỏ lên cạnh số 1, mà đặt hình chữ V tạo bởi ngón cái và ngón trỏ lên mặt trên cùng của cán vợt. Người thuận tay trái sẽ đặt gốc khớp ngón trỏ lên cạnh số 4.
Ưu điểm: sử dụng kiểu cầm vợt Continental trong cú giao banh hay overhead là chuẩn, khi nó cho phép cẳng tay và cổ tay đặt sấp một cách tự nhiên xuyên qua điểm tiếp xúc. Kết quả là một cú đánh trái phá và linh hoạt vớt ít áp lực nhất lên cánh tay. Nó cũng là kiểu cầm vợt thích hợp cho các cú volley khi nó cung cấp một mặt vợt hơi mở cho xoáy ngược và dễ điều khiển. Bởi vì bạn cần nhanh tay trên lưới, nên sử dụng cùng một kiểu cầm vợt cho cả forehand và backhand volley là điều tối quan trọng. Như đã nói, cách cầm vợt của bạn ảnh hưởng tới góc của mặt vợt. Mặt vợt càng đóng(close- tức là càng sấp xuống) thì vùng đánh banh của bạn càng cao và xa về phía trước thân của bạn để có được một điểm tiếp xúc hoàn hảo. Tại vì mặt vợt là tương đối vuông vắn (mặt vợt thẳng góc với sân) trong kiểu cầm Continental, đối với các cú đánh chạm sân vùng đánh banh là thấp và bên cạnh của bạn. Đó là tại sao nó hữu dụng cho các cú đánh phòng thủ, banh thấp và xa mà bạn với tới trể.
Yếu điểm: Bạn có thể đánh kiểu flat (banh gần như không có xoáy) hay cắt sử dụng Continental, nhưng rất khó có thể đánh kiểu xoáy tới (topspin). Điều đó có nghĩa là để đánh banh có lực và giữ banh trong sân thì yêu cầu bạn phải nhắm cú đánh ở mức cao hơn lưới, mà để lại cho bạn biên an toàn rất ít. Và không có độ xoáy an toàn đó, trả lại một trái banh ngoài vùng đánh banh của bạn có thể là khó khăn. Sự thiếu ổn định sẽ là vấn đề thường xuyên của bạn.
2. Kiểu cầm Eastern:
Đặt bàn tay bạn đã mở lên mặt lưới và kéo trượt nó xuống tới cán vợt. Hoặc là đặt vợt sấp xuống bàn, nhắm mắt lại, và nhặt nó lên. Hoặc là bắt tay với cây vợt. Đây chỉ là vài mánh mà bạn có thể sử dụng để tìm vị trí cầm vợt theo kiểm Estern. Một cách kỹ thuật hơn là nắm vợt theo cách Continental và xoay tay bạn theo chiều kim đồng hồ (ngược chiều kim đồng hồ cho người thuận tay trái), sao cho khớp gốc của ngón trỏ trượt xuống một cạnh xiên.
Ưu điểm: Kiểu này thường được xem như kiểu cầm vợt dễ dàng nhất để học cú forehand. Nó rất thông dụng và cho phép người chơi đánh vuốt lên vào sau trái bóng để tạo topspin (xoáy tới) cũng như đánh flat mạnh và chính xác hơn. Ngoài ra cũng rất dễ dàng và nhanh chóng để chuyển kiểu cầm vợt từ kiểu Eastern sang các kiểu khác. Điều đó làm cho nó trở thành một sự lựa chọn khôn ngoan cho những ai thích chơi lên lưới.
Yếu điểm: Vùng đánh banh thì cao hơn và xa hơn về phía trước so với kiểu Continental, nhưng nó vẫn không là một chọn lựa tốt nhất để đánh trả lại các đường banh cao. Một quả đánh forehand Eastern có thể là rất mạnh mẽ và chính xác, nhưng tại vì nó là một cú đánh thẳng hơn nên nó có thể không ổn định và khó giữ được những đường banh qua lại thật lâu. Nó không phải là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn chơi topspin và chơi lâu bền hơn đối thủ.
3. Kiểu cầm Semi-Western:
Di chuyển khớp ngón trỏ thêm một cạnh theo chuyền kim đồng hồ từ kiểu Eastern forehand sẽ đặt tay bạn vào vị trí semi-Western. Kiểu này đang trở thành một kiểu thịnh hành cho các tay vợt chuyên nghiệp thích chơi cuối sân và nhiều thầy dạy đang khuyến khích học trò sử dụng nó.
Ưu điểm: Kiểu semi-Western cho phép người chơi tạo nhiều xoáy tới lên trái banh hơn kiểu Eastern, tạo ra cú đánh an toàn và kiểm soát hơn nhiều, đặc biệt ở các cú lob và góc hẹp. Bạn vẫn còn có thể lái xuyên qua banh với kiểu cầm này để thực hiện quả đánh flat cho một cú ăn điểm hay vượt mặt. Nó cũng cho phép người chơi vung vợt rộng hơn vào trái banh tại vì xoáy tới sẽ giúp giữ cho banh ở trong sân. Với vùng đánh cao hơn và xa hơn về phía trước cơ thể so với kiểu Eastern, nó giúp cho việc điều khiển và chủ động tấn công tốt hơn đối với các cú đánh cao.
Yếu điểm: Bạn có thể gặp rắc rối khi đánh trả các đường banh thấp. Tại vì kiểu cầm này theo tự nhiên sẽ đóng mặt vợt, ép bạn phải vung vợt từ bên dưới trái banh. Điều này cùng với việc phải di chuyển vị trí cầm vợt rất nhiều để có kiểu cầm Continental cho một cú volley, là lý do tại sao nhiều tay vợt rất mạnh khi chơi cuối sân không thoải mái khi lên lưới.
4. Kiểm cầm Western:
Ưu điểm: Đây là một kiểu cầm vợt xa nhất mà đặt rất nhiều chuyển động lên trái banh. Vị trí của cổ tay ép cây vợt vụt vào phía sau lưng của trái banh rất nhiều, tạo nên độ xoáy tới rất khủng khiếp. Bạn có thể đánh trái banh cao hơn lưới rất nhiều mà vẫn rớt vào trong sân. Cú đánh làm bóng thường nảy lên cao và nhanh, đẩy đối thủ ra xa đằng sau vạch cuối sân. Vùng đánh banh cũng cao hơn và xa hơn về phía trước hơn tất cả các kiểu đánh khác. Khả năng xử lí banh cao là lí do làm cho kiểu cầm này rất phổ biến đối với các chuyên gia mặt sân đất nện và lứa tuổi thiếu niên.
Yếu điểm: Banh thấp có thể là khó chịu. Đó là lý do những chuyên gia sử dụng kiểu cầm này không chơi tốt trên các mặt sân nhanh hơn, nơi mà banh nẩy thấp. Cũng vậy bạn cần tăng tốc độ đầu vợt lên rất cao và sức mạnh ở cổ tay để tạo tốc độ và độ xoáy tương ứng. Ngoài ra cú đánh của bạn có thể rớt gần và đối thủ có thể sử dụng để tấn công. Đối với một số người thật khó để đánh flat với kiểu này, và do vậy đẩy banh đi xa là một vấn đề. Và giống như kiểu cầm vợt semi-western, lên lưới và bắt một quả volley đầu hiệu quả là một thách thức chủ yếu.
1. Kiểu cầm Eastern:
Từ kiểu Continental (thuận tay), dịch khớp ngón trỏ một cạnh theo ngược chiều kim đồng hồ (theo chiều kim đồng hồ đối với người thuận tay trái), sao cho nó nằm ở mặt trên cùng của cán vợt. Nếu bạn đóng một cây đinh vào gốc khớp ngón trỏ, nó sẽ đi thẳng qua tâm của cán vợt (đừng thử nó ở nhà).
Ưu điểm: Giống như kiểu Eastern forehand, kiểu cầm vợt thông dụng này cung cấp một sự ổn định rất tốt cho cổ tay. Bạn có thể cuộn banh cho xoáy một ít hay đánh xuyên qua nó để cho cú đánh chính xác hơn nhiều. Một số người chơi có thể cắt khi cầm kiểu Eastern, nhưng nếu không, một sự thay đổi kiểu cầm sang Continental là đủ dễ để thực hiện. Kiểu cầm này có thể sử dụng cho một cú kick serve và lao lên lưới để thực hiện quả volley một cách mềm mại.
Yếu điểm: Trong khi xử lý banh thấp rất tốt, kiểu cầm Eastern backhand không lý tưởng để đánh những trái bóng topspin ngang tầm vai. Rất khó để xử lý những trái banh này, và nhiều khi người chơi phải cắt banh một cách phòng thủ. Bạn thấy điều này rất thường xuyên khi người chơi phải trả một quả kick serve mà nảy cao trong vùng đánh banh. Tay vợt tiêu biểu: Roger Federer
2. Kiểm cầm Extreme Eastern hay Semi-Western:
Câu trả lời của backhand cho kiểu Western forehand ( một số người xem kiểu này như semi-Western backhand), khớp gốc ngón trỏ di chuyển một cạnh ngược chiều kim đồng hồ từ kiểu Eastern backhand ( theo chiều kim đồng hồ đối với người thuận tay trái). Đây là kiểu cầm vợt nâng cao mà chỉ những người chơi thật khỏe mạnh và thành thạo mới có xu hướng sử dụng.
Ưu điểm: Giống như kiểu Western forehand, đây là một sự chọn lựa rất phổ biến của các tay vợt đất nện. Nó đóng một cách tự nhiên mặt vợt nhiều hơn kiểu Eastern backhand thông thường và di chuyển vùng đánh lên cao hơn và xa hơn về phía trước của bạn, cho phép xử lý tốt hơn nhứng trái banh cao và trả chúng với topspin. Một số tay vợt chơi backhand mạnh mẽ nhất cầm vợt theo cách này.
Yếu điểm: Các giới hạn của nó thì tương tự như cách cầm kiểu Western forehand. Nó không thích hợp lắm cho banh thấp và tại vì nó là kiểu cầm hơi thái quá, nên khó thực hiện sự chuyển nhanh để di chuyển lên lưới. Các tay vợt chơi kiểu cầm này thường có kiểu vung vợt kéo dài, trau chuốt và thích chơi cuối sân.
3. Backhand 2 tay:
Không nghi ngờ gì về tính phổ thông của kiểu cầm vợt này. Nhưng có một số tranh cãi về cách đặt hai tay lý tưởng. Một trong những cách được chấp nhận nhiều nhất là giữ vợt trong tay thuận theo kiểu Continental. Sau đó đặt tay không thuận lên trên theo kiểu semi-Western forehand.
Ưu điểm: Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai không đủ mạnh để đánh banh với một tay. Cú đánh tiếp xúc bóng nhiều hơn người chơi một tay, người sử dụng hai tay dựa vào chuyển động xoay của vai và một sự vung vợt hiệu quả để cung cấp sức mạnh. Điều đó giải thích tại sao nó rất hiệu quả để trả các cú giao banh. Nó cũng tốt đối với banh thấp, và hơn nữa cánh tay cho bạn thêm lực xuyên qua trái banh tại mức ngang tầm vai.
Yếu điểm: Tại vì đặt cả hai tay trên vợt, kiểu hai tay giới hạn tầm với của người chơi. Bởi vậy xử lý các cú đánh xa rất khó khăn, nhất là xoay phần trên thân khi với banh. Cũng vậy, những người chơi hai tay có thể trở nên phụ thuộc vào topspin. Để thực hiện cú cắt hiệu quả bắt buộc phải duỗi thẳng tay xuyên qua cú đánh với vai trước cố định. Điều này là không tự nhiên đối với người chơi hai tay, mà vốn được dạy mở hông và xoay vai. Lấy tay không thuận ra khỏi vợt để đánh cú cắt hay volley cũng là một vấn đề của người chơi hai tay. Đó là lý do họ thường không thoải mái khi lên lưới.
Tags: Cách thức cầm vợt, tennis, chơi quần vợt, kỹ thuật cầm vợt, thể thao
Nhãn: Thể thao, Tennis, Việt Nam
CongSo.com / Thể thao
Read more: http://congso.com/cach-thuc-cam-vot-771