Giàu Nhanh

Cách kinh doanh chưa từng thấy của người sống bằng nghề chăn nuôi ở Đồng Nai

Cách kinh doanh chưa từng thấy của người sống bằng nghề chăn nuôi ở Đồng Nai Thứ Tư, 08/08/2012, 08:28 GMT+7 Để có vốn duy trì việc chăn nuôi trong khi tài sản và tiền không có trong tay, người dân sống bằng nghề chăn nuôi ở Đồng Nai đành chọn giải pháp lạ" Thế chấp.....heo để được vay vốn" Hiện ngân hàng (NH) cũng không khỏi ra lúng túng trước việc chưa có trong tiền lệ này.

Cách kinh doanh chưa từng thấy của người sống bằng nghề chăn nuôi ở Đồng Nai

Thứ Tư, 08/08/2012, 08:28 GMT+7
Để có vốn duy trì việc chăn nuôi trong khi tài sản và tiền không có trong tay, người dân sống bằng nghề chăn nuôi ở Đồng Nai đành chọn giải pháp lạ" Thế chấp.....heo để được vay vốn" Hiện ngân hàng (NH) cũng không khỏi ra lúng túng trước việc chưa có trong tiền lệ này. Trao đổi với PV ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hội chăn nuôi Đồng Nai (đơn vị giữ vai trò trung gian về ý tưởng), cho rằng Hội có thể đưa ra những cở sở vững chắc để chứng minh việc đem loại tài sản… là động sản thế chấp này không tiềm ẩn những rủi ro như lo ngại. Vì sao Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai lại đưa ra ý tưởng này trong khi ai cũng biết chăn nuôi vốn chỉ ngắn hạn còn vay vốn phải dài hạn. Hơn nữa thế chấp bằng heo sẽ tiềm ẩn rủi ro bởi giá cả thất thường, dịch bệnh nhiều? Hầu hết các hộ nuôi heo tại Đồng Nai hiện còn duy trì đàn heo đang rất cần vốn để tiếp tục chăm sóc đàn heo hiện có và phát triển mới. Nhưng khó khăn nhất với họ là giờ không có tiền để mua thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… vì các doanh nghiệp (DN) cũng không dám bán chịu cho người nuôi nữa. Thực ra những chi phí này chỉ bằng 1/5 đến 1/7 giá trị đàn heo họ đang sở hữu. Chẳng hạn có hộ nuôi đang có hàng ngàn con heo trong chuồng, trị giá lên tới 2 - 3 tỷ đồng, nhưng họ chỉ có nhu cầu vay khoảng 500 triệu đồng để mua cám cho heo, và trong vòng 2 - 3 tháng hết lứa heo họ có thể thu hồi vốn để trả NH.

“Ở vào thế đường cùng, người nuôi heo đang mong mỏi được dùng chính đàn heo của mình để thế chấp vay vốn, mong tiếp tục chăn nuôi”.
( Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hội chăn nuôi Đồng Nai).

- Những cơ sở đảm bảo như ông nói đó là gì, thưa ông?

- Chúng tôi đưa ra những căn cứ có thể khiến các ngân hàng an tâm hơn hơn. Chẳng hạn, điều khiến NH lo ngại nhất là do tài sản đem thế chấp là động sản, họ không kiểm soát được việc mua bán khi heo đến thời kỳ xuất chuồng. Nhưng việc chăn nuôi hiện nay đều được giám sát chặt chẽ qua công tác thú y, xuất chuồng hay vận chuyển cũng đều phải có giấy kiểm dịch của thú y, nếu không muốn bị cơ quan kiểm dịch thu giữ. Nếu các NH đồng ý, Hội chăn nuôi giữ vai trò trung gian giúp thẩm định năng lực từng hộ nuôi ở đia phương. NH lo ngại bệnh dịch, người dân không có tiền trả, xin thưa, nếu heo mắc dịch phải tiêu hủy, mức đền bù hiện nay là 38.000 đồng/kg, tương đương với giá heo hơi nên… khỏi lo.

- Khi người nuôi bày tỏ ý muốn này thì NH phản ứng ra sao, thưa ông?

- NH tỏ ra bối rối vì điều này chưa có trong tiền lệ ngành tài chính, nhất là trong bối cảnh giá heo rớt, dịch bệnh lan rộng… Nhưng sau khi người nuôi và Hội đưa ra được những cơ sở chứng minh việc cho vay an toàn phía NH có vẻ mềm mỏng hơn, họ đang trong quá trình xem xét.

- Cách đây không lâu, Hội có nhận định số hộ bỏ đàn, bỏ chuồng rất nhiều, nhưng giờ chính những người nuôi muốn được vay vốn, có mâu thuẫn không thưa ông?

- Không có gì mẫu thuẫn ở đây. Ở Đồng Nai có những vùng như huyện Thống Nhất, người dân sống bằng chăn nuôi. Trước đây việc thua lỗ thường diễn ra theo chu kỳ, thường chỉ sau 2 - 3 tháng rớt giá sẽ phục hồi lại, nhưng đợt này thì khác, giá heo rớt kéo dài gần một năm rồi. Vừa qua trong những cuộc họp giữa Cục Chăn nuôi với Bộ NN-PTNT đã có những dự báo về nguy cơ thiếu thịt trong những tháng cuối năm và sẽ phải nhập khẩu. Những người chăn nuôi đang nuôi hy vọng đó có thể là cơ hội để họ gỡ vốn nếu giá heo được phục hồi khi nhu cầu tăng trở lại, đồng thời lại có thể tránh được nguy cơ thịt nhập ồ ạt.

- Việc đem chính nông sản làm tài sản thế chấp nếu được NH đồng ý, ông có nghĩ rằng đây có thể là một hình thức tín dụng mới áp dụng trong nông nghiệp?

- Tôi chưa dám nghĩ xa xôi, ngành chăn nuôi ở thế đường cùng mới nghĩ đến phương án này thôi. Chúng tôi coi đây là một giải pháp tình thế mang tính linh động, người chăn nuôi vẫn cần những giải pháp dài hạn. Chăn nuôi đang ở thời kỳ ế ẩm chưa từng thấy, trong khi lãi suất lại quá cao. Song giá heo có dấu hiệu tăng trở lại. Hiện heo ngon xuất chuồng được 40.000 đồng/kg, nhưng giá thành tới 45.000 đồng/kg. Người nuôi cần nhất từ Chính phủ thời điểm này chính là hỗ trợ vốn, lãi suất. Vừa qua ngành cá tra được hỗ trợ tới 9.000 tỷ đồng, trong đó người nuôi cá được hỗ trợ vay từ 4.000 - 4.500 tỷ đồng với mức lãi suất 7 - 8%. Nếu người nuôi heo, nuôi gà cũng được hỗ trợ như vậy thì tốt biết mấy.

Tags: chăn nuôi heo, thế chấp heo, Đồng Nai
Nhãn: Kinh tế, Kinh doanh, Tin tức, Thị trường, Đồng Nai, Việt Nam
CongSo.com / Tin tức

Read more: http://congso.com/cach-kinh-doanh-chua-tung-thay-cua-nguoi-song-bang-nghe-chan-nuoi-o-dong-nai-469